Đọc bài thơ dưới đây, em hãy cho biết: nhờ sử dụng biện pháp nhân hóa, tác giả đã giúp em cảm nhận được những nét gì đáng yêu ở chú bò? Đó cũng chính là những nét đáng yêu của ai?Bài 6: Đọc bài thơ dưới đây, em hãy cho biết: nhờ sử dụng biện pháp nhân hóa, tác giả đã giúp em cảm nhận được những nét gì đáng yêu ở chú bò? Đó cũng chính là những nét đáng yêu của ai? Chú bò tìm bạn Mặt trời rúc bụi tre Buổi chiều về nghe mát Bò ra sông uống nước Thấy bóng mình, ngỡ ai Bò chào “Kìa anh bạn! Lại gặp anh ở đây!” Nước đang nằm nhìn mây Nghe bò cười toét miệng Bóng bò, Chợt tan biến Bò tưởng bạn đi đâu Cứ ngoái trước nhìn sau “Ậm ò...” tìm gọi mãi. ( Theo Phạm Hổ) Bài 7: Đọc mẩu chuyện sau: Búp bê và Dế Mèn Búp bê làm việc rất nhiều việc: quét nhàm rửa bát, nấu cơm. Lúc ngồi nghỉ, búp bê bỗng nghe tiếng hát. Búp bê hỏi: - Ai hát đấy? Có tiếng trả lời: - Tôi hát đây. Tôi là Dế Mèn. Thấy bạn bận rộn, vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy. Búp bê nói: - Cám ơn bạn. Tiếng hát của bạn đã làm tôi hết mệt. (Theo Nguyễn Kiên) Bài 8 : Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm, dấu hiệu của con người, điền vào chỗ trống cho thích hợp nhằm diễn tả sự vật bằng cách nhân hóa. a) Vầng trăng..................................................................................................... b) Mặt trời......................................................................................................... c) Bông hoa....................................................................................................... d) Chiếc bảng đen.............................................................................................. e) Cổng trường................................................................................................... Bài 9: Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm. a) Những bông hoa nở trong nắng sớm b) Mấy con chim đang hót ríu rít trên vòm cây. c) Mùa xuân, sân trường mướt xanh màu lá. d) Những cơn gió thổi nhè nhẹ trên mặt hồ nước trong xanh. Bài 10: Hãy tìm phép ẩn dụ trong các câu thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) b. Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình (Ánh trăng – Nguyễn Duy) c. Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) |