----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- Bài 4. Nguyên tố R thuộc nhóm IIIA và có tổng số hạt cơ bản là 40. a. Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình e của R. b. Tính phần trăm theo khối lượng của R trong oxit cao nhất của nó. Bài 5. Nguyên tử của nguyên tố X thuộc nhóm VIA, có tổng số hạt là 24. a. Viết cấu hình e, xác định vị trí của X trong hệ thống tuần hoàn và gọi tên. b. Y có ít hơn X là 2 proton. Gọi tên Y. c. X và Y kết hợp tạo thành hợp chất Z, trong đó X chiếm 4 phần và Y chiếm 3 phần về khối lượng. Xác định công thức của chất Z. Bài 6. A và B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số proton của chúng là 32. Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình e của A và B. Bài 7. Để hòa tan hoàn toàn 1,16 gam một hidroxit kim loại R có hóa trị II cần dùng 1,46 gam HCl. a. Xác định tên kim loại R, công thức hidroxit. 2. Viết cấu hình e của R biết R có số p bằng số n 3ài 8. X là nguyên tố thuộc nhóm VIIA. Oxit cao nhất của nó có phân tử khối là 183 dvC. Xác định tên X. Bài 9. Hòa tan 20,2 gam hỗn hợp 2 kim loại nằm ở hai chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IA vào nước thu được 6,72 ít khí (đktc) và dung dịch A. -. Tìm tên hai kim loại. *. Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng để trung hòa dung dịch A. Bài 10. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3. Hợp chất khí của nó với hiđro có 5,88 % hiđro về hối lượng. Tìm R.