Trên đường hành quân xa----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục... cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ Tiếng gà trưa Ô rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng Tiếng gà trưa Có tiếng bà vẫn mắng: - Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt! Cháu về lấy gương soi Lòng dại thơ lo lắng Tiếng gà trưa Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chịu Cho con gà mái ấp TIẾNG GÀ TRƯA Cứ hàng năm hàng năm Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới Ôi cái quần chéo go Ông rộng dài quét đất Cái áo cánh chúc bầu Đi qua nghe sột soạt Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ỏ trứng hồng tuổi thơ 2-7-1965 (Hoa dọc chiến hào) ĐỀ SỐ 2: Đọc các khổ thơ 2,3,4 và trả lời câu hỏi: Câu 1. Tiếng gà trưa lặp lại mấy lần trong bài thơ? Điều đó có tác dụng gì? Câu 2. Tiếng gà trưa đã khơi gợi ở người cháu hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi tho? Câu 3. Em ấn tượng với hình ảnh, kỉ niệm nào nhất? Vì sao? Câu 4. Hình ảnh người bà hiện lên qua những chi tiết, hình ảnh nào? Qua đó em có cảm nhận như thế nào về tình cảm của bà và tình cảm của người cháu đối với bà? ĐỀ SỐ 3: Đọc hai khổ thơ và trả lời câu hỏi: Câu 1. Những suy tư của người chiến sĩ được gợi ra qua những hình ảnh nào? Từ đó em có cảm nhận gì về những suy tư đó? Câu 2. Vì sao tác giả lại khẳng định: “Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc”? Câu 3. Nêu cách hiểu của em về hai câu thơ sau: “Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng” Câu 4. Tiếng gà quê hương giúp người lính nhận ra mục đích cao đẹp nào của cuộc chiến đấu mà mình đang dẫn bước? Chỉ ra các từ ngữ và biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để thể hiện? Câu 5. Em hãy chỉ ra nét đẹp trong tâm hồn người lính. |