Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sauĐọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau: HƯƠNG NHÃN Hàng năm mùa nhãn chín Anh em về thăm nhà Anh trèo lên thoăn thoắt Tay với những chùm xa Năm nay mùa nhãn đến Anh chưa về thăm nhà Nhãn nhà ta bom giội Vẫn dậy vàng sắc hoa Mấy ngàn ngày bom qua Nhãn vẫn về đúng vụ Cùi nhãn vừa vào sữa Vỏ thẫm vàng nắng pha Em ngồi bên bàn học Hương nhãn thơm bay đầy Ve kêu rung trời sao Một trời sao ban ngày Vườn xanh biếc tiếng chim Dơi chiều khua chạng vạng Ai dắt ông trăng vàng Thả chơi trong lùm nhãn Đêm. Hương nhãn đặc lại Thơm ngoài sân trong nhà Mẹ em nằm thao thức Nhớ anh đang đi xa... (Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999) Lựa chọn đáp án đúng nhất: Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Bảy chữ D. Tám chữ Câu 2: Bài thơ có số từ láy là: A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ Câu 3: Hình ảnh trong hai dòng thơ: Ai dắt ông trăng vàng/Thả chơi trong lùm nhãn Sử dụng biện pháp tu từ: A. Nhân hoá B. Hoán dụ C. Ẩn dụ C. Nói giảm, nói tránh Câu 4: Yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ để bày tỏ cảm xúc là: A. Kể về người anh hằng năm về thăm nhà. B. Kể về mùa nhãn năm nay bị bom dội. C. Kể về người mẹ hằng đêm thao thưc nhớ anh. D. Tất cả đáp án trên. Câu 5: Câu thơ Ve kêu rung trời sao/ Một trời sao ban ngày Muốn gợi tả gì? A. Những vì sao trên bầu trời. B. Tiếng ve kêu to làm rung cả trời sao. C. Ban ngày trên trời vẫn xuất hiện những vì sao. D. Tiếng ve lay động những chùm hoa nhãn như những vì sao. Câu 6: Em hiểu như thế nào về câu thơ: Đêm. Hương nhãn đặc lại? A. Hương nhãn rất đậm đặc. B. Buổi đêm hương nhãn không bay được trong không gian. C. Mùi hương nhãn về đêm nồng nãn như ướp ngọt cả không gian. D. Màn đêm bao trùm hương nhãn. Câu 7: Nhân vật trữ tình và người mẹ trong bài thơ đều hướng nỗi niềm về: A. hương nhãn đêm B. mùa nhãn chín C. người anh đi xa nhà đã mấy năm D. Đêm trăng nơi vườn nhãn. Câu 8. Từ “dậy” trong câu thơ Vẫn dậy vàng sắc hoa có nghĩa là gì? A. Hoa vẫn có sắc vàng B. Hoa nhãn vẫn rất nhiều C. Hoa nhãn thức dậy D. Hoa nhãn toả hương thơm Câu 9. Vì sao người mẹ trong bài thơ lại năm thao thức không ngủ được? Câu 10. Qua bài thơ tác giả muốn gửi gắm điều gì? II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu. |