Cho sơ đồ mạch điện như hình 1, tính điện trở mỗi đènBài 2. Cho sơ đồ mạch điện như hình 1, hai đèn Đ1, Đ2 <!--[if gte vml 1]> <!--[endif]-->giống nhau loại 120V- 45W hiệu điện thế U = 180V không đổi, các điện trở R1 và R2 chưa biết giá trị. a. Tính điện trở mỗi đèn. b. Khi khoá K mở (ngắt điện), ampe kế chỉ bao nhiêu? Xác định điện trở R1, biết rằng lúc này hai đèn sáng bình thường. c. Khi K đóng thì ampe kế chỉ 3,25A, xác định điện trở R2. Lúc này hai đèn có sáng bình thường không? Giải thích. Hình 1 d. Khi K đóng tìm tỉ số nhiệt lượng Q1/Q2 toả ra trên R1 và R2. <!--[if gte vml 1]> <!--[endif]--> Đ1(6V-6W) và Đ2(6V-3W), khoá K, biến trở, UAB = 12V không đổi.(khoá K và dây nối có điện trở không đáng kể) a. Tính Iđm và điện trở của mỗi đèn. b. Khi K mở tính điện trở tương đương của mạch, Hình 2 tính hiệu điện thế trên mỗi đèn, độ sáng của các đèn như thế nào? Đèn nào sáng mạnh hơn? Vì sao? c. Khi K đóng. Tính giá trị biến trở Rx của phần biến trở tham gia vào mạch để hai đèn sáng bình thường. Tính nhiệt lượng toả ra trên Rx trong 15 phút. Tính hiệu suất của mạch điện. d. Khi K đóng dịch chuyển con chạy về phía B thì độ sáng các đèn thay đổi thế nào? Vì sao? Bài 4. Dây xoắn của một bếp điện có chiều dài 10m, tiết diện đều 0,1mm2 và điện trở suất là 0,88.10-6Ωm. a. Tính điện trở của dây xoắn đó. b. Mắc bếp vào mạng điện có hiệu điện thế U = 220V. Tính công suất tiêu thụ của bếp điện. c. Bây giờ cắt đứt một phần dây xoắn, phần còn lại mắc vào mạng điện có hiệu điện thế U = 220V thì công suất của bếp tăng lên gấp 2 lần so với công suất tiêu thụ ở câu b. Tìm điện trở và chiều dài của dây xoắn lúc này. Bài 5: Một bếp điện loại 220V-1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 4 lít nước có nhiệt độ ban đầu là 25oC. Hiệu suất quá trình đun sôi là 80%. a. Tính thời gian đun sôi nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. b. Nếu gập đôi dây điện trở của bếp này và vẫn sử dụng hiệu điện thế 220V thì thời gian đun sôi 4 lít nước có nhiệt độ ban đầu và hiệu suất như trên là bao nhiêu? |