Biệp pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?MỌI NGƯỜI GIÚP EM VS Ạ NGÀY MAI EM THI GÒI Bờ đường 9 có lùm cây xấu hổ Chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười Giữa một vùng lửa cháy bom rơi Tất cả lộ nguyên hình trần trụi Cây xấu hổ với màu xanh bối rối Tự giấu mình trong lá khép lim dim Chiến sĩ qua đây ai cũng bước rất êm Khi bất chợt thoảng một bàn chân lạ Cây vội vã nhắm nghìn con mắt lá Nhựa dồn lên cành khẽ ngả như chào Người ra rồi bóng dáng cứ theo sau Anh lính trẻ bỗng quay đầu tủm tỉm Cây đã hé những mắt tròn chúm chím Đang thập thò nghịch ngợm nhìn theo Phút lạ lùng trời đất trong veo Anh nghe có tiếng reo thầm gặp gỡ Nhiều dáng điệu thoáng qua trong trí nhớ Rất thân quen mà chẳng gọi nên lời Giữa một vùng lửa cháy bom rơi Cây hiện lên như một niềm ấp ủ Anh lính trẻ hái một cành xấu hổ Ướp vào trong trang sổ của mình Và chuyện này chỉ cây biết với anh. (Trích Cây xấu hổ – Anh Ngọc) Câu 1. Biệp pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 2. Hình tượng người lính trong Cây xấu hổ gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? Hãy kể tên một bài thơ khác cùng viết về người lính và nêu điểm chung của hai bài thơ ấy? Câu 3. Câu thơ: Giữa một vùng lửa cháy bom rơi được lặp lại hai lần, có ý nghĩa gì? Chỉ ra dụng ý của sự đối lập giữa hình ảnh trong câu thơ trên và hình ảnh hoa xấu hổ. Nêu chủ đề của bài thơ. Câu 4. Đọc xong bài thơ, anh (chị) có suy nghĩ gì về cây xấu hổ và đời sống của con người hiện đại. |