Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển cây lúa gạo ở châu Á làCâu 10: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển cây lúa gạo ở châu Á là A. khí hậu nóng ẩm, nhiều đồng bằng màu mỡ. B. cả châu lục là khối cao nguyên khổng lồ. C. 2/3 diện tích là đồng bằng thấp, bằng phẳng. D. nguồn nước dồi dào. Câu 11: Tài nguyên khoáng sản giàu có là cơ sở để phát triển ngành kinh tế nào ở châu Á? A. Công nghiệp. B. Trồng trọt. C. Dịch vụ. D. Chăn nuôi. Câu 12: Cuộc “cách mạng xanh” ở Ấn Độ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của ngành A. chăn nuôi. B. du lịch. C. trồng trọt. D. công nghiệp. Câu 13: Đặc điểm nào sau đây thuận lợi cho sự phát triển kinh tế ở Tây Nam Á? A. Lãnh thổ rộng nhất châu Á. B. Nguồn nước phong phú, dồi dào. C. Khí hậu mát mẻ, ôn hòa. D. Vị trí ngã ba của ba châu lục. Câu 14: Yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu khu vực Nam Á là A. vị trí. B. khí hậu. C. địa hình. D. nguồn nước. Câu 15: Cảnh quan rừng phát triển ở nửa phía đông đất liền và hải đảo khu vực Đông Á là nhờ khí hậu A. lục địa khô. B. gió mùa ẩm. C. phân hóa đa dạng. D. núi cao. Câu 16. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của châu Á? A. Có nhiều núi, sơn nguyên cao, đồ sộ. B. Không giáp với Đại Tây Dương. C. Rộng lớn nhất thế giới. D. Tất cả các dãy núi có hướng bắc - nam. Câu 17. Đặc điểm nào sau đây đúng về dân cư, xã hội châu Á? A. Đông dân thứ hai trên thế giới. B. Tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng tăng. C. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc. D. Có ít tôn giáo lớn. Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không đúng với công nghiệp châu Á? A. Công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển. B. Sản xuất đa dạng, phát triển đều. C. Ngành điện tử phát triển mạnh ở Nhật Bản. D. Sản xuất hàng tiêu dùng phát triển. Câu 19: Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực Nam Á là A. vùng núi thiếu nước vào mùa khô. B. khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều. C. phía nam tiếp giáp với biển A-ráp. D. vùng núi và sơn nguyên có đất feralit. Câu 20: Vùng đông bắc của khu vực Nam Á có lượng mưa rất lớn là do A. địa hình núi cao đón gió. B. không chịu ảnh hưởng của gió mùa. C. Dãy núi Gát Đông chắn gió. D. nhiều sông lớn. Câu 21: Nền kinh tế của Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu trong những năm gần đây chủ yếu do A. Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa. B. Tăng cường đầu tư ra nước ngoài. C. Đường lối chính sách cải cách và mở cửa. D. Phát triển công nghiệp trọng điểm. Câu 22. Quốc gia ở châu Á có sản lượng gạo xuất khẩu lớn hàng đầu thế giới hiện nay là A. Trung Quốc. B. Thái Lan. C. Việt Nam. D. Ấn Độ. Câu 23. Ở những vùng đất cao, khí hậu khô hạn thích hợp trồng loại cây nào ở châu Á? A. Kê. B. Lúa mì. C. Lúa mạch. D. Lúa gạo. Câu 24. Ở những vùng khí hậu tương đối khô hạn, vật nuôi chủ yếu ở châu Á là A. trâu, lợn, gà. B. dê, cừu, ngựa. C. lợn, gà, cừu. D. tuần lộc, gà, lợn. Câu 25: Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực Nam Á là A. vùng núi và sơn nguyên thiếu nước vào mùa khô. B. khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn. C. phía nam tiếp giáp với biển A-ráp, vịnh Ben-gan. D. vùng núi và sơn nguyên có đất feralit. Câu 26: Cơ cấu kinh tế của Ấn Độ đã có sự chuyển dịch tích cực, thể hiện ở việc A. giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. B. tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và nông nghiệp, tăng tỉ trọng dịch vụ. C. giảm tỉ trọng công nghiệp, tăng tỉ trọng nông nghiệp. D. tăng tỉ trọng công nghiệp, giảm tỉ trọng ngành dịch vụ. Câu 27: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Trung Quốc phát triển dựa vào điều kiện thuận lợi nào sau đây? A. Thị trường tiêu thụ nhỏ. B. Nguồn lao động dồi dào. C. Vốn đầu tư nhiều. D. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt. Câu 28: Đặc điểm nào sau đây thuận lợi cho sự phát triển kinh tế ở Tây Nam Á? A. Lãnh thổ rộng nhất châu Á. B. Nguồn nước phong phú, dồi dào. C. Khí hậu mát mẻ, ôn hòa. D. Vị trí ngã ba của ba châu lục. Câu 29. Đặc điểm tự nhiên nào sau đây không đúng với khu vực Tây Nam Á? A. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào. B. Tài nguyên dầu mỏ phong phú. C. Sông ngòi kém phát triển. D. Nhiều núi cao và cao nguyên. Câu 30. Dân cư khu vực Tây Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào? A. Ấn Độ giáo. B. Ki-tô-giáo. C. Phật giáo. D. Hồi giáo. |