Nguyễn Thương | Chat Online
26/12/2022 20:57:07

Chuyển động cơ học là


II. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Một số câu ví dụ)
Câu 1: Chuyển động cơ học là:
A. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác​B. sự thay đổi phương chiều của vật
C. sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác​​D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác
Câu 2:​Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì:
A. một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác.
B. một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.
D. một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động.
C. một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác.
Câu 3: Một chiếc xe buýt đang chạy từ trạm thu phí về TP HCM, nếu ta nói chiếc xe buýt đang đứng yên thì vật làm mốc là:
A. Người soát vé đang đi lại trên xe​​B. Tài xế​
C. Trạm thu phí ​​​​​D. Khu công nghiệp
Câu 4: Hai ô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ngôi nhà. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Các ô tô chuyển động đối với nhau​​B. Các ô tô đứng yên đối với ngôi nhà
C. Các ô tô đứng yên đối với nhau​​​D. Ngôi nhà đứng yên đối với các ô tô
Câu 5: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Vận tốc của học sinh đó là:
A. ​19,44m/s​​​B.​15m/s​​​C. 1,5m/s​​D. 2/3m/s
Câu 6: Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 30km/h mất 1h30phút. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là:
A. ​39 km​​​​B.​45 km​​C.​2700 km​D.​10 km
Câu 7: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi chuyển động.
C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc.
D. Một vật bị biến dạng là do lực tác dụng vào nó.
Câu 8: Lúc 1 giờ chiều một ô tô và một xe đạp xuất phát cùng lúc từ hai điểm A, B cách nhau 80km. Ô tô đi từ A với vận tốc 50km/h, còn xe đạp đi với vận tốc bằng 1/5 vận tốc của ô tô. Ô tô và xe đạp gặp nhau lúc mấy giờ?
A. 2 giờ 20 phút chiều B. 3 giờ chiều
C. 3 giờ 10 phút chiều D. 2 giờ 50 phút chiều
Câu 9: Một xe đạp đi từ A đến B, nửa quãng đường đầu xe đi với vận tốc 20 km/h, nửa còn lại đi với vận tốc 30km/h. Hỏi vận tốc trung bình của xe đạp trên cả quãng đường?
A. 25km/h​​​B. 24 km/h​​​C. 50km/h​​D. 10km/h
Câu 10: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều
A. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống
B. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất
C. Chuyển động của đầu cách quạt
D. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế
Câu 11: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?
A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống.
B. Vận động viên chạy 100m đang về đích.
C. Máy bay bay từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh.
D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều.
Câu 12: Chuyển động nào sau đây là chuyển động không đều?
A. Cánh quạt quay ổn định.
B. Chiếc bè trôi theo dòng nước với vận tốc 5 km/h.
C. Tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước.
D. Chuyển động của vệ tinh địa tĩnh quanh Trái Đất.
Câu 13: Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng
A. Xe đột ngột tăng vận tốc​​​​B. Xe đột ngột giảm vận tốc
C. Xe đột ngột rẽ sang phải​​​​​D. Xe đột ngột rẽ sang trái
Câu 14: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống​​B. Xe máy chạy trên đường
C. Lá rơi từ trên cao xuống​​​D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa
Câu 15: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?
A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc
C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc D.Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
Câu 16: Hiếu đưa 1 vật nặng hình trụ lên cao bằng 2 cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn?
A. Lăn vật B. Kéo vật C. Cả 2 cách như nhau​D. Không so sánh được.
Câu 17: Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm giảm ma sát?
A. Trước khi cử tạ, vận động viên xoa tay và dụng cụ vào phấn thơm
B. Dùng sức nắm chặt bình dầu, bình dầu mới không tuột
C. Khi trượt tuyết, tăng thêm diện tích của ván trượt
D. Bò kéo xe rất tốn sức cần phải bỏ bớt 1 ít hàng hoá trên xe
Câu 18: Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm tăng lực ma sát?
A. Tăng thêm vòng bi ở ổ trục​ B. Rắc cát trên đường ray xe lửa
C. Khi di chuyển vật năng, bên dưới đặt các con lăn​ D. Tra dầu vào xích xe đạp
Câu 17: Áp lực là:
A. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
B. Lực ép có phương song song với mặt bị ép.
C. Lực ép có phương tạo với mặt bị ép một góc bất kì.
D. Lực ép có phương trùng với mặt bị ép.
Câu 18: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
B. Đơn vị của áp suất là N/m2.
C. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép.
D. Đơn vị của áp lực là đơn vị của lực.
Câu 19: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?
A. p = F/S B. p = F.S C. p = P/S D. p = d.V
Câu 20: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:
A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên.
D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên.
Câu 21: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào áp lực nhỏ nhất
A. Khi thầy xách cặp đứng bằng hai chân trên bục giảng B. Khi thầy xách cặp đứng co một chân
C. Khi thầy không xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại
D. Khi thầy xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại
Câu 22: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào áp suất lớn nhất
A. Khi thầy Giang xách cặp đứng bằng hai chân trên bục giảng
B. Khi thầy Giang xách cặp đứng co một chân
C. Khi thầy Giang không xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại
D. Khi thầy Giang xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại
Câu 23: Trong các cách sau, cách nào tăng được áp suất nhiều nhất
A. Tăng áp lực, giảm diện tích bị ép​​B. Tăng áp lực, tăng diện tích bị ép
C. Giảm áp lực, giảm diện tích bị ép​​D. Giảm áp lực, tăng diện tích bị ép
Câu 24: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì:
A. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất
B. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất
C. để tăng áp suất lên mặt đất​​​
D. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất
Câu 25: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Trọng lượng của người đó là:
A. ​51N​​​B.​510N​​C.​5100N​​​D.​5,1.104N.
Câu 26: Biết thầy Giang có khối lượng 60 kg, diện tích một bàn chân là 30 cm2. Tính áp suất thầy Giang tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân
A. 1Pa​​​​​B. 2 Pa​​C. 10Pa​​D. 100.000Pa
Câu 27: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng.
A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.
Câu 28: Công thức tính áp suất chất lỏng là:
A. ​B. p= d.h​C. p = d.V​D.
Câu 29: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?
A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.
B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.
C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.
1

2
3
Câu 30: Ba bình chứa cùng 1 lượng nước ở 40C. Đun nóng cả 3 bình lên cùng 1 nhiệt độ. So sánh áp suất của nước tác dụng lên đáy bình ta thấy:
A. p1 = p2 = p3;​B. p1> p2 > p3;
C. p3> p2 > p1;​D. p2 > p3 > p1.




°M
°N
°P
°Q
Câu 31: Một bình đựng chất lỏng như bên. Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất?
A. Tại M​B. Tại N C. Tại P​D. Tại Q
Câu 32: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào KHÔNG do áp suất khí quyển gây ra.
A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
B. Con người có thể hít không khí vào phổi
C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn D. Vật rơi từ trên cao xuống
Câu 33 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển?
A. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.
B. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có độ cao so với mặt đất.
C. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển rất nhẹ.
D. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có chứa nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau.
Câu 34: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?
A. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.
B. Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân.
C. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên.
D. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.
Câu 35: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:
A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên​​​B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên
C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên​​​​D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên
Câu 36: Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng?
A. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang.
C. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên.
D. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa.
Câu 37: Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là v
A. khối lượng của tảng đá thay đổi​​​B. khối lượng của nước thay đổi
C. lực đẩy của nước​​​​​​D. lực đẩy của tảng đá
Câu 38: Công thức tính lực đẩy Acsimét là:
A. FA= D.V​B. FA= Pvật​C. FA= d.V​D. FA= d.h
Câu 39: 1cm3 nhôm (có trọng lượng riêng 27.000N/m3) và 1cm3 (trọng lượng riêng 130.00N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?
A. Nhôm​​​B. Chì​​C. Bằng nhau​​D. Không đủ dữ liệu kết luận
Câu 40: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì:
A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp
B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng
C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khi quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp
D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi
Câu 41: Trong các câu sau, câu nào đúng?
A. Lực đẩy Ác-si-mét cùng chiều với trọng lực.
B. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
C. Lực đẩy Ác-si-mét có điểm đặt ở vật.
D. Lực đẩy Ác-si-mét luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.
Câu 42: Biết thầy Giang có khối lượng 60 kg, diện tích một bàn chân là 30 cm2. Tính áp suất thầy Giang tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân
A. 1Pa​​​​​B. 2 Pa​​​C. 10Pa​D. 100.000Pa
Câu 43: Một máy đánh ruộng có khối lượng 1 tấn, để máy chạy được trên nền đất ruộng thì áp suất máy tác dụng lên đất là 10.000 Pa. Hỏi diện tích 1 bánh của máy đánh phải tiếp xúc với ruộng là:
A. 1m2​​​​B. 0,5m2​C. 10000cm2​​​​D. 10m2
Câu 44: Đơn vị đo áp suất là:
A. ​N/m2​​​B. ​N/m3​​​C. ​kg/m3​​D. ​N
Câu 45: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị tính áp suất ?
A.​N/m2​​​B.​Pa​​​C.​N/m3​​D.​kPa
Câu 46: Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:
A. 2500Pa​B. 400Pa​C. 250Pa​D. 25000Pa
Câu 47 : Một bình hình trụ cao 1,8m đựng đầy rượu. Biết khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3. Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20cm là:
A. 1440Pa​B. 1280Pa​C. 12800Pa​D. 1600Pa
Câu 48: 1 kg nhôm (có trọng lượng riêng 27.000N/m3) và 1kg chì (trọng lượng riêng 130.00N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?
A. Nhôm​​​B. Chì​​C. Bằng nhau​​D. Không đủ dữ liệu kết luận.
Câu 49: Ba quả cầu có cùng thể tích , quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimét tác dụng lên mỗi quả cầu ta thấy.
A. F1A > F2A > F3​B. F1A = F2A = F3A​C. F3A > F2A > F1A​D. F2A > F3A > F1A
Câu 50: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là sứ (có khối lượng riêng là 2300kg/m3), nhôm (có khối lượng riêng là 2700kg/m3), sắt (có khối lượng riêng là 7800kg/m3) có khối lượng bằng nhau, khi nhúng chúng ngập vào nước thì độ lớn lực đẩy của nước tác dụng vào:
A. sắt lớn nhất, sứ nhỏ nhất​​​B. ba vật như nhau
C. sứ lớn nhất, sắt nhỏ nhất​​​D. sắt lớn nhất, nhôm nhỏ nhất
Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn