Vũ Quang Dũng | Chat Online
10/01/2023 20:52:50

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi


 

 

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

   Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này.

Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nếu cho là cường điệu, xin thưa:       

                                         Yêu nhau yêu cả đường đi
                                   Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.

                              (Trích “Sài gòn tôi yêu” – Minh Hương)

 

Câu 1. (0,5 điểm) Văn bản: “Sài gòn tôi yêu” thuộc thể loại gì?

A. Kí sự.

B. Truyện ngắn.

C. Hồi kí.

D. Tùy bút.

Câu 2. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

A. Biểu cảm và nghị luận

B. Miêu tả và biểu cảm

C. Nghị luận và miêu tả

D. Tự sự và biểu cảm

 

Câu 3. (0,5 điểm) Đoạn văn trên thể hiện nội dung gì?

A. Thể hiện cảm nhận chung về Sài Gòn của tác giả.

B. Thể hiện tình yêu của tác giả với thành phố Sài Gòn.

C. Thể hiện cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn.

D Thể hiện những ấn tượng chung và tình yêu của tác giả về Sài Gòn.

Câu 4. (0,5 điểm) Trong đoạn văn trên có mấy điệp từ ?

A. Hai.                                    B.Ba .

C.Bốn.                                    D.Năm.

Câu 5. (0,5 điểm) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu: “ Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm”?

A. So sánh.                            .Nhân hóa.

C. Ẩn dụ.                                D.Điệp ngữ.

Câu 6. (0,5 điểm) Thành ngữ “thay da,đổi thịt” trong đoạn trích trên nghĩa là gì?

          A.Thay đổi nhiều và tốt đẹp hơn.

B. Con người đổi mới,phát triển tốt đẹp hơn.

C. Con người ,cuộc sống đổi mới,phát triển tốt đẹp hơn.

D. Cỏ tháng giêng nức một mùi hương man mác.

Câu 7. (0,5 điểm) Nêu một tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu :

“Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán”?

A. Diễn đạt đầy đủ, cụ thể, sinh động, hấp dẫn, ấn tượng vẻ trẻ trung đầy sức sống của Sài Gòn.

B.Khẳng định Sài Gòn là một thành phố trẻ trung, dạt dào sức xuân.

C. Tạo nhịp điệu cho câu văn, làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn, đầy đủ.

D. Làm cho câu văn thêm ấn tượng, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

Câu 8. (0,5 điểm)  Dấu chấm lửng trong câu: “Tôi yêu Sài Gòn da diết...” dùng để làm gì?

          A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép. 

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

C.Tỏ ý còn nhiều sự vật,hiện tượng chưa liệt kê hết.

D.Làm giãn nhịp điệu câu văn,chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.

Câu 9. (1,0 điểm) Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ có trong đoạn trích trên?

Câu 10. (1,0 điểm) Hãy nêu ra bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích trên?

II. VIẾT (4,0 điểm)

Cảm nhận của em về một người bạn mới quen mà em ấn tượng nhất..

                                    ------------------------ Hết -------------------------

                                      

 

 

                                          

                                               ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7-Năm học:2022-2023

                      (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) 

Đọc bài thơ sau:

Bờ tre làng

Buổi sớm lúc sương tan

Bờ tre làng lấp lánh

 

Đổ lại đàn cò trắng

Tre như nở bừng hoa

 

Sáo sậu nổi hát ca

Tre rung rinh trời sáng

 

Lời họa mi loáng thoáng

Tre phe phẩy đung đưa

 

Cu cườm hát giữa trưa

Tre họa lời kĩu kịt

 

Bờ tre trông đẹp nhất

Đứng giữa ánh trăng thu.

 

Trăng tròn êm như ru

Treo trên tre lồng lộng.


(Tuyển tập Võ Quảng, NXB Văn học, 1998)

Chọn một phương án đúng nhất:

Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ bốn chữ B.Thơ năm chữ

C. Thơ lục bát D. Thơ tự do

Câu 2 (0,5 điểm): Theo lời bài thơ trên, bờ tre làng đẹp nhất khi nào ?

A. Sáng sớm sương tan B. Giữa trưa

C. Xế chiều                     D. Đứng giữa ánh trăng thu

Câu 3 (0,5 điểm): Hai câu thơ sau có bao nhiêu từ láy ?

Lời họa mi loáng thoáng

Tre phe phẩy đung đưa

 

A. 1                      B. 2

C. 3                      D. 4

Câu 4 (0,5 điểm): Bài thơ trên có cách gieo vần thế nào ?
          A. Vần chân B.Vần lưng

C. Vần cách D. Vần hỗn hợp

Câu 5 (0,5 điểm): Dòng nào nói đúng nội dung của bài thơ?

A. Cảm xúc của nhà thơ về vẻ đẹp thiên nhiên của làng quê.

B. Cảm xúc của nhà thơ về vẻ đẹp của tre làng trong khung cảnh quê hương.

C. Cảm xúc của nhà thơ về cảnh đẹp quê nhà.

D. Cảm xúc của nhà thơ về bờ tre làng trong đêm trăng.

Câu 6 (0,5 điểm): Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ sau là gì?

Đổ lại đàn cò trắng

Tre như nở bừng hoa

A. Nhấn mạnh và làm nổi bật vẻ đẹp của đàn cò trắng.

B. Nhấn mạnh và làm nổi bật vẻ đẹp của những bông hoa nở khắp làng quê.

C. Nhấn mạnh và làm nổi bật vẻ đẹp những bông hoa của cây tre .

D. Làm nổi bật vẻ đẹp thơ mộng của bờ tre làng khi có đàn cò trắng đậu khắp trên cây

Câu 7 (0,5 điểm): Thái độ, tình cảm của tác giả trong bài thơ trên là gì ?

A. Yêu quý những con vật ở làng quê: đàn cò trắng, sáo sậu, hoạ mi.  

B. Ca ngợi vẻ đẹp của đêm trăng ở làng quê.

C. Yêu bờ tre làng, yêu thiên nhiên, nhớ về quê hương.   

D. Yêu và nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ ở quê hương.

Câu 8 (0,5 điểm): Từ “lồng lộng” trong câu thơ “ Trăng tròn êm như ru / Treo trên tre lồng lộng” có nghĩa là gì ?

A. (Gió thổi) rất mạnh và thông thoáng.

B. Không gian thoáng đãng, cao rộng.

C. (Trăng) nhẹ nhàng, thoáng đãng, mênh mông.                    

D. Cả A,B,C đều sai.

Trả lời câu hỏi :

Câu 9 (1,0 điểm): Em đón nhận được bài học gì cho bản thân sau khi đọc bài thơ trên ?

Câu 10 (1,0 điểm): Em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý nghĩa của hình ảnh cây tre Việt Nam trong cuộc sống hôm nay. 

 

II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận về vấn đề an toàn giao thông của học sinh hiện nay.

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn