Ông cha ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”Ông cha ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Thật vậy, lễ nghĩa là những phép tắc trong gia đình và những nghi lễ ngoài xã hội, đó là nét đẹp văn hóa trong khi giao tiếp.
Người Việt Nam dùng từ chào hỏi đi liền nhau vì thường sau lời chào là hỏi thăm: hỏi thăm sức khoẻ, công ăn việc làm, đang đi đâu, đang làm gì… Đó là một cách quan tâm tới người được chào, biểu lộ tình cảm và sự thân thiện.Chào hỏi thường dùng trong lối chào không nghi thức dành cho người thân quen, người trong gia đình, trong dòng tộc, người cùng làng xã, gặp nhau hằng ngày, ví dụ: – Con chào Cha! Cha có khỏe không ạ? – Em chào thầy! Thầy lên lớp ạ? – Cháu chào bác! Bác dạo này còn đau lưng không? Đối với người thân quen, chúng ta có thể cười với nhau hoặc gật đầu chào là đủ. Tuy nhiên, nếu đã lâu không gặp, ta nên dành năm ba phút để hỏi han về sức khoẻ, về gia đình… Nếu là các mối quan hệ có tính chất trang trọng, ta nên dừng lại khi chào hỏi, tránh vừa đi vừa chào.
a. Xác định PTBĐ chính. b. Theo tác giả, chào hỏi có ý nghĩa gì? c. Chỉ ra và nêu tác dụng của BPTT trong câu in đậm. d.Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua VB trên? |