Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dướiĐỀ 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: THỜI GIAN Thời gian qua kẽ tay Làm khô những chiếc lá Kỷ niệm trong tôi Rơi như tiếng sỏi Trong lòng giếng cạn Riêng những câu thơ còn xanh Riêng những bài hát còn xanh Và đôi mắt em như hai giếng nước.
(Theo Văn Cao, cuộc đời và tác phẩm, NXB Văn học, 1996, tr.80) I.Trắc nghiệm Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Tự do B. Tám chữ C. Bảy chữ D. Năm chữ Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là ? A.Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả Câu 3. Hai câu thơ “Riêng những câu thơ còn xanh Riêng những bài hát còn xanh” Sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hoá B. Ẩn dụ C.Điệp ngữ và ẩn dụ D. Điệp ngữ và nhân hoá Câu 4.Cụm từ “những câu thơ”, “những bài hát” trong hai câu thơ 5 và 6 có ý nghĩa gì ? A. Những điều có sức sống mãnh liệt, trường tồn với thời gian. B. Những điều bình dị trong cuộc sống. C. Cái đẹp luôn tiềm ẩn trong cuộc sống của chúng ta. D. Những điều lớn lao trong cuộc sống Câu 5. Từ “còn xanh” trong hai câu thơ 5 và 6 diễn tả điều gì? A. Màu xanh của lá B. Sự tồn tại mãi mãi với thời gian C. Cái bình dị của cuộc sống luôn bất diệt D. Vẻ đẹp của nghệ thuật. Câu 6. Sự trôi chảy của thời gian làm thay đổi những điều gì? A. Khô những chiếc lá, làm lãng quên kỉ niệm (chỉ còn vang vọng như tiếng sỏi rơi vào lòng giếng cạn) B. Những câu thơ, những bài hát và đôi mắt em. C. Những câu thơ, những bài hát D. Khô những chiếc lá, Câu 7. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh chiếc lá trong câu thơ thứ hai? A.Biểu tượng về dòng chảy của thời gian , tác động nghiệt ngã của thời gian với con người và sự sống. B. Biểu tượng cho thiên nhiên và sự sống. C. Biểu tượng cho cái đẹp D. Biểu tượng cho sự vĩnh hằng. Câu 8. Nêu hiệu quả của phép tu so sánh được sử dụng trong câu thơ “ Đôi mắt em như hai giếng nước A. Ca ngợi vẻ đẹp của đôi mắt – vẻ đẹp của tình yêu. B. Nhấn mạnh, khẳng định thái độ thách thức chống lại tác động của thời gian. C. Khẳng định sự bất tử của nghệ thuật. D. Những sáng tạo nghệ thuật làm giàu đẹp cho tâm hồn con người. Câu 9. Viết đoạn văn ( Khoảng 5 – 7 dòng) bày tỏ quan điểm của em về việc sử dụng thời gian? Câu 10. Nêu ý nghĩa của bài thơ? ( Viết đoạn văn từ 5 – 7 câu) II. Phần viết : Có ý kiến cho rằng“Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ “ Ra vườn nhặt nắng ” của Nguyễn Thế Hoàng Linh? Ông ra vườn nhặt nắng Thơ thẩn suốt buổi chiều Ông không còn trí nhớ Ông chỉ còn tình yêu Bé khẽ mang chiếc lá Đặt vào vệt nắng vàng Ông nhặt lên chiếc nắng |