Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏiĐỀ 3 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Khi mặt trời khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi thứ quả ngọt trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh ? (Nguyễn Khoa Điềm) I.Trắc nghiệm Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Tự do B. Tám chữ C. Bảy chữ D. Năm chữ Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ? A.Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả Câu 3.Từ "quả" trong những câu thơ nào được dùng với ý nghĩa tả thực? A. Câu 1,2 B. Câu 2,3 B. Câu 1,3 D. Câu 1,2 Câu 4. Từ "quả" trong những câu thơ nào được dùng với ý nghĩa tượng trưng? A. Câu 9, 1 2 B. Câu 10,11 B. Câu 9,10 D. Câu 11,12 Câu 5. Nghĩa của “trông” ở dòng thơ Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng là gì? A. Sự trông chờ, niềm tin, hi vọng của mẹ vào những gì mà mẹ đã nhọc nhằn, lam lũ, chăm sóc, nâng niu. Các con chính là sự trông chờ của mẹ, thành công của các con chính là thứ “quả” mà mẹ mong chờ nhất. B. Sự mong mỏi của mẹ vào những đứa con yêu C. Mẹ mong hái được những quả ngon do tay mẹ vun trồng D. Các con chính là sự trông chờ của mẹ, thành công của các con chính là thứ “quả” mà mẹ mong chờ nhất. Câu 6. Trong hai dòng thơ “Những mùa quả lặn rồi lại mọc - Như mặt trời, khi như mặt trăng” tác giả đã sử dụng biện pháp tu A. Nhân hoá B. So sánh C.Điệp ngữ và ẩn dụ D. Điệp ngữ và nhân hoá Câu 7. Đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên - Còn những bí và bầu thì lớn xuống là gì? A. Sử dụng từ trái nghĩa. B. Sử dụng hình ảnh nhân hóa. C. Sử dụng thủ pháp miêu tả. D. Sử dụng phép tương phản, đối lập. Câu 8. Đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên - Còn những bí và bầu thì lớn xuống là gì? A. Sử dụng từ trái nghĩa. B. Sử dụng hình ảnh nhân hóa. C. Sử dụng thủ pháp miêu tả. D. Sử dụng phép tương phản, đối lập. Câu 9. Tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ ở hai câu thơ: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh ?” A. Tạo điểm nhấn về lòng biết ơn và sự ân hận như một thứ “tự kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của người con chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ. B. Tạo nhịp điệu êm ái cho câu thơ. C. Chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ. D. Chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành của người con. Câu 10. Nêu nội dung chính của bài thơ ?( trả lời trong khoảng 5-7 dòng Câu 11. Viết một đoạn văn ngắn ( 5 – 7 câu) nêu nội dung chính của em về hai câu thơ: “Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi” II. Phần viết Nhận xét về bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Rằm tháng giêng” là cả một sự hài hòa tuyệt đẹp”. Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân Giữ dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền Bằng những cảm nhận về bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? |