Trần Ngãi | Chat Online
01/02/2023 21:07:42

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi


ĐỀ 4

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

LỜI RU CỦA MẸ

Lời ru ẩn nơi nào
Giữa mênh mang trời đất
Khi con vừa ra đời
Lời ru về mẹ hát
Lúc con nằm ấm áp
Lời ru là tấm chăn
Trong giấc ngủ êm đềm
Lời ru thành giấc mộng
Khi con vừa tỉnh giấc
Thì lời ru đi chơi
Lời ru xuống ruộng khoai
Ra bờ ao rau muống
Và khi con đến lớp
Lời ru ở cổng trường
Lời ru thành ngọn cỏ
Đón bước bàn chân con
Mai rồi con lớn khôn
Trên đường xa nắng gắt
Lời ru là bóng mát
Lúc con lên núi thẳm
Lời ru cũng gập ghềnh
Khi con ra biển rộng
Lời ru thành mênh mông.

I.Trắc nghiệm

Câu 1. Bài thơ có cách ngắt nhịp chủ yếu ?

A. Ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2.                B. Ngắt nhịp 2/3 hoặc 4/1.

C. Ngắt nhịp 4/1 hoặc 3/2.                D. Ngắt nhịp 2/3 hoặc 1/1/3.

Câu 2. Bài thơ gieo vần

A. Vần chân                                      B. Vần cách

C. Vần liền                                        D. Vần hỗn hợp

Câu 3. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Bốn chữ                                          B. Năm chữ

C.Tự do                                              D. Lục bát

Câu 4. Nội dung chính của bài thơ là:

A.Bài thơ nói về giá trị của lời ru trong cuộc sống của mỗi con người

B.Bài thơ mượn hình ảnh lời ru để nói về tình mẹ tha thiết, thiêng liêng, bất tử.

C.Bài thơ gợi những niềm rung động sâu xa trong lòng người đọc về tình mẫu tử.

D.Bài thơ sử dụng hình ảnh lời ru để bộc tấm lòng thảo hiếu của người con đối với

Câu 5. Từ “ mênh mang” được hiểu như thế nào?

A.   Rộng lớn đến mức như không có giới hạn

B.   Rộng đến mức có cảm giác mung lung, mờ mịt

C.   Rộng đến mức không nhìn thấy chân trời

D.   Rộng lớn bao la đến không cùng.

Câu 6. Hai câu thơ:

                “Lúc con nằm ấm áp

                  Lời ru là tấm chăn”

Sử  dụng biện pháp tu từ nào?
     A.Nhân hoá                      B. So sánh         C. Liệt kê        D. Nói quá       

Câu 7. Người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ trên là?        

A.   Người mẹ                            B. Lời ru

CNgười con                           D. Người bà

Câu 8. Em hiểu gì về hình ảnh “lời ru” được tác giả sử dụng trong bài thơ?

A.   “Lời ru” là hình ảnh ẩn dụ đầy cảm động về tình mẹ thiêng liêng, cao cả.

B.   Hình ảnh “lời ru” được lặp lại nhiều lần tạo nên giọng điệu tha thiết, gợi sức sống, sự bền bỉ của lời ru

C.   Lời ru nâng bước con vào đời.

D.   Lời ru ngọt ngào của mẹ mang đến cho con giấc ngủ say nồng.

Câu 9. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ thứ hai? 

Câu 10.  Em nhận ra thông điệp chung gì từ các dòng thơ sau:

                                        “Khi con ra biển rộng

                                      Lời ru thành mênh mông”.

Và:                      

            “Con dù lớn vẫn là con của mẹ

                              Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.

                                                  (Chế Lan Viên)

II. Phần viết

Cảm nhận về vẻ đẹp mùa thu quê hương trong bài thơ “ Chiều sông Thương” của Hữu Thỉnh?

Đi suốt cả ngày thu
vẫn chưa về tới ngõ
dùng dằng hoa quan họ
nở tím bên sông Thương


nước vẫn nước đôi dòng
chiều vẫn chiều lưỡi hái
những gì sông muốn nói
cánh buồm đang hát lên


đám mây trên Việt Yên
rủ bóng về Bố Hạ
lúa cúi mình giấu quả
ruộng bời con gió xanh


nước màu đang chảy ngoan
giữa lòng mương máng nổi
mạ đã thò lá mới
trên lớp bùn sếnh sang


cho sắc mặt mùa màng
đất quê mình thịnh vượng
những gì ta gửi gắm
sắp vàng hoe bốn bên


hạt phù sa rất quen
sao mà như cổ tích
mấy cô coi máy nước
mắt dài như dao cau


ôi con sông màu nâu
ôi con sông màu biếc
dâng cho mùa sắp gặt
bồi cho mùa phôi phai
nắng thu đang trải đầy
đã trăng non múi bưởi
bên cầu con nghé đợi
cả chiều thu sang sông.

Bài tập chưa có câu trả lời nào. Rất mong nhận được trả lời của bạn! | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn