Đọc đoạn trích sau và khoanh tròn vào một phương án trả lời đúng cho mỗiĐỀ 3 Đọc đoạn trích sau và khoanh tròn vào một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (Từ câu 1 đến câu 5) Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: - Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ? - Cháu tên là Ngoan. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: - Cảm ơn cây. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm, cháu chịu thôi! - Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? (Theo Trần Hồng Thắng) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? A.Miêu tả. B. Tự sự. C. Biểu cảm. D. Nghị luận Câu 2. Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già? A. Khắc tên mình lên cây si già. B. Khắc tên bạn lên cây si già. C. Động viên, sẻ chia với cây si già. D. Bắt cây si già nhận tội cho mình. Câu 3. Sai lầm của cậu bé thể hiện qua câu nói nào của cây si già? A. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! B. - Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? C. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? D. - Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ? Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng khi khắc họa cây si già? A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Điệp ngữ. D. Ẩn dụ. Câu 5. Đoạn trích gợi đến suy nghĩ về? A. Giá trị của sự chờ đợi trong cuộc sống. B. Tình yêu thương của mỗi con người. C. Sự cống hiến. D. Sự vô cảm của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Trả lời câu hỏi Câu 6. Em hiểu thế nào về câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”? Hãy đặt nhan đề cho đoạn trích. Câu 7. Văn bản gửi gắm bức thông điệp gì? |