Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: làm “Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần càng phong phú, sách vở tích lũy càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Sách tất nhiên là đáng quý, nhưng cũng chỉ là một sự tích lũy. Nó có thể trở ngại cho nghiên cứu học vấn. Ít nhất có hai cái hại thường gặp. Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Các học giả Trung Hoa thời cổ đại do sách khó kiếm, một đời đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh. Sách tuy đọc được ít , nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng không cạn. Giờ đây sách dễ kiếm, một học giả trẻ đã có thể khoe khoang từng đọc hàng vạn cuốn sách. “Liếc qua” tuy rất nhiều, nhưng “đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống các thứ không tiêu hỏa được tích lũy càng nhiều, thì càng dễ sinh ra bệnh dau dạ dày, nhiều thói xấu hữ danh nông cạn đều do lối sống ăn tươi nuốt sống đó mà ra cả. Hai là, sách nhiều khiến người đọc lạc hướng. Bất cứ lĩnh vực học vấn nào ngày nay đều đã có sách vở thư viện, trong đó những tác phẩm cơ bản, đích thực, nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển, thậm chí chỉ mấy quyển. Nhiều người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất, đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, nên không tránh khỏi bỏ mất dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản.” (Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm) Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích. (1 điểm) Câu 2: Tìm những khó khăn trong việc đọc sách được tác giả nêu trong đoạn trích. (1 điểm) Cậu 3: Chỉ ra các dẫn chứng để làm rõ cho lí lẽ “Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. (1 điểm) Câu 4: Xác định kiểu câu và chức năng của câu in đậm (1 điểm) Câu 5: Viết đoạn văn (5-7 câu) trình bày ngắn gọn ý kiến của mình về tầm quan trọng của việc đọc sách. (2 điểm) |