mai ngoc | Chat Online
15/04/2023 16:48:13

Lựa chọn đáp án đúng


Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ trông thấy liền mỉa mai Rùa:

- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à ?

- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi, coi ai hơn ?

Thỏ vểnh tai tự đắc:

- Được, được! Dám chạy thi với ta sao ? Ta chấp mi một nửa đường đó.

Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên có sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ : Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần đến đích ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.

Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì đã thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.

          (Câu chuyện Rùa và Thỏ, Theo truyện La Phông-ten)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại nào?

A. Truyền thuyết

B. Thần thoại

C. Truyện cổ tích

D. Truyện ngụ ngôn

Câu 2. Nhân vật chính trong truyện Rùa và Thỏ là ai?

A. Rùa

B. Thỏ

C. Rùa và Thỏ

D. Sên

Câu 3. Thỏ chế giễu Rùa như thế nào?

A. Bảo Rùa là chậm như sên.

B. Bảo Rùa thử chạy thi xem ai hơn .

C. Bảo Rùa “Anh đừng giễu tôi”

D. Bảo Rùa là đồ đi cả ngày không bằng một bước nhảy của Thỏ.

 

Câu 4. Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ?

A. Rùa thích chạy thi với Thỏ

B. Thỏ thách Rùa chạy thi

C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi.

D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình. 

Câu 5. Vì sao Thỏ thua Rùa?

A. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ.

B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa.

C. Rùa dùng mưu mà Thỏ không biết.

D. Rùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích trước.

Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Đồ chậm như sên.”

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. So sánh

D. Điệp ngữ

Câu 7. Truyện Thỏ và Rùa phê phán điều gì?

A. Phê phán những những người lười biếng, khoe khoang.

B. Phê phán những người lười biếng khoe khoang, chủ quan, kiêu ngạo.

C. Phê phán những người chủ quan, ích kỉ.

D. Phê phán những người coi thường người khác.

Câu 8. Hậu quả của thái độ chủ quan, kiêu ngạo của Thỏ là gì?

A. Thỏ đi học muộn.

B. Thỏ thua Rùa, bị mọi người cười nhạo.

C. Thỏ cắm cổ chạy, bị ngã.

D. Thỏ mải mê bắt bướm, quên đường về.

Trả lời câu hỏi /Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì?

Câu 10. Em có nhận xét gì về nhân vật Thỏ qua câu nói: “Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó”.

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn