Muốn đo lực ta dùng dụng cụ:Câu 1: Muốn đo lực ta dùng dụng cụ: A. Cân B. Bình chia độ C. Thước D. Lực kế Câu 2: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực không tiếp xúc? A. Em bé đẩy cho chiếc xe đồ chơi rơi xuống đất. B. Quả táo rơi từ trên cây xuống. C. Cầu thủ đá quả bóng bay vào gôn. D. Gió thổi làm thuyền chuyển động. Câu 3: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc? A. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành. B. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng. C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn. D. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn ở trên trần nhà. Câu 4: Một học sinh đá quả bóng cao su trên mặt đất. Điều gì xảy ra sau đó. A. Quả bóng vừa biến đổi chuyển động, vừa biến dạng B. Quả bóng chỉ biến dạng C. Quả bóng chỉ biến đổi chuyển động D. Quả bóng không thay đổi chuyển động Câu 5: Trong các lực nêu dưới đây lực nào là lực đàn hồi. A. Lực hút của một nam châm tác dụng lên miếng sắt. B. Trọng lượng của một quả nặng C. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng. D. Lực đẩy của lò xo trong bút bi Câu 6: Biến dạng của vật nào dưới đây không phải là biến dạng đàn hồi? A. Dây cao su được kéo căng ra. B. Thanh sắt bị uốn cong. C. Lò xo trong chiếc bút bi bị nén lại. D. Quả bóng cao su đập vào tường. Câu 7: Trọng lượng của một chậu nước đặt trên bàn là. A. Lực của mặt bàn tác dụng vào chậu nước. B. Lượng chất chứa trong chậu nước. C. Độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng vào chậu nước. D. Khối lượng của chậu nước. Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng. A. Trọng lượng của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. B. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. C. Trọng lượng của một vật có đơn vị là kg. D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật. Câu 9: Khi buông viên phấn, viên phấn rơi là vì: A. Lực đẩy của tay B. Sức đẩy của không khí C. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên nó. D. Một lí do khác Câu 10: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ. A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà B. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi D. Quả dừa rơi từ trên cao xuống Câu 11: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường C. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau. D. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn Câu 12: Chiếc bàn học nằm yên trên sàn vì: A. không chịu tác dụng của lực nào. B. chỉ chịu lực nâng của sàn. C. chỉ chịu lực hút của Trái Đất. D. chịu hai lực cân bằng: Lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất. Câu 13: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại? A. Em bé đang cầm chai nước trên tay. B. Ốc vít bắt chặt vào với nhau. C. Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng. D. Con người đi lại được trên mặt đất. Câu 14: Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng? A. phản chiếu được ánh sáng B. truyền được âm C. làm cho vật nóng lên D. làm cho vật chuyển động Câu 15 : Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành nhiệt năng? A. Điện năng B. Cơ năng C. Hóa năng D. Quang năng Câu 16: Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là A. Nhiệt năng. B. Thế năng đàn hồi. C. Thế năng hấp dẫn. D. Động năng. Câu 17: Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước? A. Năng lượng ánh sáng. B. Năng lượng âm thanh. C.Năng lượng hoá học. D. Năng lượng nhiệt. Câu 18: Vật nào sau đây vừa có thế năng vừa có động năng: A. Xe máy chạy trên đường. B. Quả bưởi treo trên cây. C. Nước chảy từ trên đập cao xuống. D. Lò xo đặt đứng yên trên mặt đất. Câu 19: Dụng cụ nào sau đây biến đổi điện năng chủ yếu thành động năng? A. Nồi cơm điện B. Máy sấy tóc C. Bếp điện D. Bàn là điện Câu 20: Hoá năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao điêm, được chuyển hoá hoàn toàn thành A. nhiệt năng. B. quang năng. C. điện năng. D. nhiệt năng và quang năng |