Đọc đoạn trích sau:Đọc đoạn trích sau: (1) Lớn lên về thể chất là giấc mơ có thật của những thể hệ sinh ra trong rơm rạ đói nghèo, trong tiếng bơ cào xuống thùng sắt trữ gạo luôn vơi đi mỗi ngày giáp hạt. Nhưng khi lớn lên về thể chất cũng là khi tôi dần biết về một giấc mơ khác nữa. Giấc mơ con người sẽ trưởng thành về nhân cách tâm hồn. [..] (2) Khi ta lớn lên, ta có thể chỉ biết về quyền của mình. Khi ta thực sự trưởng thành, ta mới biết về trách nhiệm của bản thân. Ta biết cho đi hơn là nhận lại. Ta biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên. Ta biết rằng yêu thương người khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình. (3) Thử thách của tuổi mới lớn có thể chỉ đơn giản là một cú vật tay xem ai cơ bắp dẻo dai hơn. Em hãy thử đi xa hơn, bước tới những thử thách rằng ai cổng hiến nhiều hơn cho cộng đồng. Ai truyền đi những năng lượng tích cực mạnh mẽ hơn. Ai biết sống vì người khác, vì bạn bè còn gian khó, vì làng quê còn nghèo nàn, vì đất nước còn lạc hậu, vì dân tộc còn tụt lại phía sau. (Hà Nhân, Sống như cây rừng, NXB Văn học, 2016, tr. 190 - 191) Thực hiện các yêu cầu Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích Câu 2. Từ Nhưng thực hiện phép liên kết nào giữa hai câu trong đoạn (1). Câu 3. Theo tác giả, một giấc mơ khác nữa mà tôi dần biết khi lớn lên về thể chất là gì? Câu 4. Phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong các câu in đậm ở đoạn (2). Câu 5. Em có đồng tình với ý kiến: Ta biết rằng yêu thương người khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình không? Vì sao? |