Đọc văn bản và trả lời các câu hỏiI. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản: Mỗi lần vào nhà sách, chúng ta lại thấy xếp hàng dài trên giá những cuốn sách dành cho các bậc cha mẹ. Từ Tâm lý trẻ con tuổi chập chững cho đến Bảy bí mật của tuổi mới lớn, Teen cần gì ở cha mẹ?... Nhìn vào đó, em sẽ thấy rằng lứa tuổi em ngày nay đang được cha mẹ tìm hiểu hoặc cố gắng để tìm hiểu một cách kỹ càng. Vì yêu thương và để biết yêu thương đúng cách. Nhưng còn những người con thì sao? Có bao giờ em nghĩ đến việc tìm đọc những cuốn sách viết về tâm lý của người làm cha mẹ? Ai cũng biết làm cha mẹ là một việc khó khăn. Vậy phải chăng chúng ta đã, đang làm con quả dễ dàng, bằng cách biện hộ “rằng thì là” nước mắt chảy xuôi, nên không cần quan tâm đến nỗi lòng cha mę? (...) Và còn nỗi lòng của những người có thể về nhà buổi chiều kia với vẻ mặt thất thần, trên tay cầm tờ báo đưa tin chứng khoán sụt giảm, giá vàng lên. Những người phải xoay xở vất vả trong mớ bòng bong quan hệ với đồng nghiệp, với chồng, vợ, con cái, ông bà, anh chị, bà con họ hàng gần xa... Những người mẹ đồng thời là người vợ bắt con cái nhịn đói thêm một chút để đợi chồng về muộn. Những người cha đồng thời là người làm công ở trong tâm trạng cáu gắt vì sức ép công việc. Những người bị bao vậy từ nỗi lo toan về việc phải làm sao để có một mái nhà ẩm êm, một ngân khoản cho con đi học, đến những cơn cáu giận không thể kiềm chế khi con về khuya, hay lười học. Tâm lý đó chắc cũng phức tạp không kém lứa tuổi dậy thì, cũng cần phải hiểu và cảm thông. Bởi đối với chúng ta, cha mẹ đâu chỉ có Công, có Nghĩa, có Tình yêu không cần đáp trả. Cha mẹ còn có nỗi lòng, những dằn vặt, những diễn biến tâm lý khác nhau trong từng giai đoạn khó khăn khác nhau của một kiếp làm người. Có đáng để tìm hiểu không em? Có đáng để chúng ta lội ngược một dòng nước mắt? Vì yêu thương. Và để biết đón nhận tình yêu thương đúng cách. (Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” – Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr.14-17) Trả lời các câu hỏi sau: hiểu tâm lý con cái và cor Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Theo tác giả, lý do gì thôi thúc cha mẹ cố gắng tìm cái cũng cần phải tìm hiểu tâm lý của người làm cha mẹ? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: Có đáng để chúng ta lội ngược một dòng nước mắt? Câu 4. Thông qua văn bản, tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp gì? |