sadboy | Chat Online
22/05/2023 20:49:40

Điều nào sau đây là đúng khi nói về công suất của dòng điện?


Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về công suất của dòng điện?

A. Công suất của dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của dòng điện.

B. Công suất của dòng điện được đo bằng công của dòng điện thực hiện được trong một giây.

C. Công suất của dòng điện trong 1 đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ với cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch đó.

D. Cả ba phát biẻu đều đúng.

Câu 4: Hãy chọn biẻu thức đúng trong các biểu thức sau đây để có thể dùng để tính nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua.

A. Q = I2.R.t B. C. Q = U.I.t. D. Cả ba công thức đều đúng.

Câu 5: Khi hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu dây dẫn tăng hay giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó thay đổi như thế nào?

A. Không thay đổi. B. Giảm hay tăng bấy nhiêu lần.

C. Tăng hay giảm bấy nhiêu lần. D. Không thể xác định chính xác được.

Câu 6: Hiệu điện thế U = 10 V được đặt vào giữa hai đầu một điện trở có giá trị R = 25 . Cường độ dòng điện chạy qua điện trở nhận giá trị nào sau đây là đúng?

A. I = 2,5 A B. I = 0,4 A C. I = 15 A D. I = 35 A

Câu 7: Trong các công thức sau đây, công thức nào không phù hợp với đoạn mạch mắc song song?

A. I = I1 + I2 + .....+ In B. U = U1 = U2 = ..... = Un.

C. R = R1 + R2 + .....+ Rn. D.

Câu 8: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào không phải là đơn vị của công?

A. Jun (J) B. W.s C. KW.h D. V.A

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung của định luật Ôm?

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn, với điện trở của mỗi dây. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của mỗi dây. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của mỗi dây. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và điện trở của mỗi dây.

Câu 10: Hãy chọn công thức đúng trong các công thức dưới đây mà cho phép xác định công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch.

A. A = U.I2.t B. A = U2.I.t C. A = U.I.t D. A = R2.I.t

Câu 11: Chọn công thức sai trong các công thức dưới đây:

A. B. C. I = U.R D. U = I.R

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn?

A. Điện trở dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây.

B. Điện trỏ dây dãn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây.

C. Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào nhiệt độ.D. Điện trở dây dẫn không phụ thuộc vào bản chất của dây.

Câu 13: Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đai lượng nào sau đây sẽ thay đổi theo?

A. Tiết diện dây dẫn của biến trở B. Điện trở suất của chất làm dây dẫn của biến trở.

C. Chiều dài dây dẫn của biến trở. D. Nhiệt độ của biến trở.

Câu 14: Công thức nào sau đây cho phép xác điện trở một dây dẫn hình trụ đồng chất?

A. B. C. D. Một công thức khác.

Câu 15: Điều nào sau đây là đúng khi nói về biến trở?

A. Biến trở dùng để điều chỉnh nhiệt độ của điện trở trong mạch.

B. Biến trở dùng để điều chỉnh hiệu điện thế trong mạch.

C. Biến trở dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

D. Biến trở dùng để điều chỉnh chiều dòng điện trong mạch.

Câu 16: Trong các công thức tính công suất sau đây. Hãy chọn công thức sai?

A. P = A .t B. C. P = U.I D. P= I2.R

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điện năng?

A. Dòng điện có mang năng lượng, năng lượng đó gọi là điện năng.

B. Điện năng có thể chuyển hoá thành nhiệt năng.

C. Điện năng có thể chuyển hoá thành hoá năng và cơ năng.

D. Các phát biểu a, b, c đều đúng.

Câu 18: Cho hai điện trở R1 = 20 , R2 = 30 được mắc song song với nhau. Điện trở tương đương R của đoạn mạch đó là:

A. 10 B. 50 C. 60 D. 12

Câu 19: Trên một bién trở con chạy có ghi 100 - 2A. Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu dây cố định của biến trở có thẻ nhận giá trị nào trong các giá trị sau:

A. 200 V B. 50 V C. 98 V D. Môt giá trị khác.

Câu 20: Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 3V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,2A . Công suất tiêu thụ của bóng đèn này là:

A. 0,6 J B. 0,6W C. 15W D. Một giá trị khác.

Câu 21: Đặt một hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu một điện trở. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 2A . Nếu tăng hiệu điện thế lên 1,5 lần thì cường độ dòng điện là:

A. 3A B. 1A C. 0,5A D. 0,25A

Câu 22: Nếu tăng chiều dài dây dẫn lên n lần thì điện trở:

A. Tăng n lần. B. Giảm n lần. C. Tăng 2n lần. D. Giảm n2 lần.

Câu 23: Nếu bạc có điện trở suất là 1,6.10-8 thì:

A. Một khối bạc hình trụ, chiều dài 1m, tiết diện 1m2 thì có điện trở 1,6.10-8.

B. Một khối bạc hình trụ, chiều dài 2m, tiết diện 2m2 thì có điện trở 3,2.10-8.

C. Một khối bạc hình trụ, chiều dài 1m, tiết diện 0,5m2 thì có điện trở 1,6.10-8.

D. Tất cả các phát biểu trên đều đúng.

Câu 24: Trong số các bóng đèn sau, bóng nào sáng mạnh nhất?

A. 220V-25W B. 110V-150W C. 40V-100W D. 110V-100W

Câu 25: Phép biến đổi đơn vị nào là không đúng?

A. 1kW = 1000W = 0,001MW B. 1MW = 103kW = 106W

C. 103W = 1kW = 1000W D. 1W = 10-3kW = 10-7MW

Câu 26: Một bếp điện có ghi 220V - 1kW hoạt động liên tục trong 2 giờ với hiệu điện thế 220V. Điện năng mà bếp tiêu thụ trong thời gian đó là bao nhiêu?

A. 2 kW.h B. 2000 W.h C. 7200 J D. 7200 kJ

Câu 27: Khi mắc một bếp điện vào mạch điện có hiệu điện thế 220Vthì cường độ dòng điện qua bếp là 4A. Hỏi trong thời gian 30 phút nhiệt lượng toả ra của bếp là bao nhiêu?

A. 1584 Kj B. 26400 J C. 264000 J D. 54450 kJ

Câu 28: Trong thời gian 20 phút nhiệt lượng toả ra của một điện trở là 1320 kJ. Hỏi cường độ dòng điện đi qua nó là bao nhiêu?Biết hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là:220V.

A. 5 A B. 30A C. 3 A D. Một giá trị khác.

Câu 29: Khi dòng điện có cường độ 3A chạy qua một vật dẫn trong 10 phút thì toả ra một nhiệt lượng là 540 kJ. Hỏi điện trở của vật dẫn nhận giá trị nàoấuu đây là đúng?

A. 6 B. 600 C. 100 D. Một giá trị khác.

Câu 30: Khi dòng điện có cường độ 2A chạy qua một vật dẫn có điện trở 50 thì toả ra một nhiệt lượng là 180 kJ. Hỏi thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó là bao nhiêu?

A. 90 phút. B. 15 phút. C. 18 phút D. Một giá trị khác.

Câu 31: Dòng điện chạy qua dây dẫn có hình dạng như thế nào thì có tác dụng từ?

A. Chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây mới có tác dụng từ.

B. Chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây quấn quanh một lõi sắt mới có tác dụng từ.

C. Chỉ có dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng mới có tác dụng từ.

D. Dòng điện chạy qua dây dẫn có hình dạng bất kỳ đều có tác dụng từ.

Câu 32: Khi ta dặt các kim nam châm thử nối tiếp nhau trên một đường sức từ của thanh nam châm thì:

A. Các kim nam châm đều chỉ một hướng xác định.

B. Mỗi kim nam châm đều chỉ một hướng khác nhau.

C. Các kim nam châm đều chỉ các hướng khác nhau, nhưng hai kim nam châm đặt ở hai đầu thanh thì cùng chỉ hướng Nam - Bắc.

D. Các kim nam châm đều chỉ các hướng khác nhau, nhưng hai kim nam châm đặt ở hai đầu thanh thì cùng chỉ một hướng.

Câu 33: Ở đâu có từ trường?

A. Xung quanh vật nhiễm điện.

B. Xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện, xung quanh Trái Đất.

C. Chỉ ở những nơi có hai nam châm tương tác với nhau.

D. Chỉ ở những nơi có sự tương tác giữa nam châm với dòng điện.

Câu 34: Ống dây MN có lõi sắt, có dòng điện chạy qua ( hình dưới ).Phát biểu nào sau đây là đúng?

 

 

A. Chiều dòng điện đi từ B qua ống dây , đến K về A .

B. Đầu M là cực từ Nam, đầu N là cực từ Bắc.

C. Đầu M là cực từ Bắc, đầu N là cực từ Nam.

D. Cả 3 phát biểu trên đều sai.

Câu 36: Áp dụng qui tắc bàn tay trái để xác định lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua (hình dưới) có chiều:

 

A. Từ phải sang trái. B. Từ trái sang phải.

C. Từ trên xuống dưới. D. Từ dưới lên trên.

Câu 37: Áp dụng qui tắc bàn tay trái để xác định chiều dòng điện trong dây dẫn ( hình dưới ) có chiều:

 

A. Từ phải sang trái. B. Từ trái sang phải. C. Từ trước ra sau. D. Từ sau đến trước

Câu 38: Treo một kim nam châm thử gần ống dây ( hình bên ). Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi ta đóng khoá K?

 

 

A. Kim nam châm bị ống dây hút.

B. Kim nam châm bị ống dây đẩy.

C. Kim nam châm vẫn đứng yên.

D. Kim nam châm lúc đầu bị ống dây đẩy ra, sau đó quay 180o , cuối cùng bị ống dây hút

Câu 39: Trên thanh nam châm, chỗ nào hút sắt mạnh nhất?

A. Phần giữa của thanh. B. Chỉ có từ cực Bắc.

C. Cả hai từ cực. D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.

Câu 40: Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào?

A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì. B. Song song với kim nam châm.

C. Vuông góc với kim nam châm. D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.

Câu 41: Từ trường không tồn tại ở đâu?

A. Xung quanh nam châm. B. Xung quanh dòng điện.

C. Xung quanh điện tích đứng yên. D. Xung quanh trái đất.

Câu 42: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo qui ước sao cho:

A. Có chiều đi từ cực Nam tới cực Bắc ở bên ngoài thanh nam châm.

B. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.

C. Có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm.

D. Có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam ở bên trong thanh nam châm.

Câu 43: Muốn cho một cái đinh thép trở thành một nam châm, ta làm như sau:

A. Hơ đinh lên lửa. B. Dùng len cọ xát mạnh, nhiều lần vào định.

C. Lấy búa đập mạnh một nhát vào đinh. D. Quệt mạnh một đầu đinh vào một cực nam châm.

Câu 44: Theo qui tắc nắm tay phải thì bốn ngón tay hướng theo:

A. Chiều dòng điện chạy qua các vòng dây. B. Chiều đường sức từ.

C. Chiều của lực điện từ. D. Không hướng theo chiều nào.

Câu 45: Theo qui tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay ngón tay giữa hướng theo:

A. Chiều đường sức từ. B. Chiều dòng điện.

C. Chiều của lực điện từ. D. Chiều của cực Nam, Bắc địa lý.

Câu 46: Khi chụp ảnh một vật cao 1,5m đặt cách máy ảnh 6m. Biết khoảng cách từ vật kính đến phim là 4cm. Chiều cao ảnh của vật trên phim là

A. 1,5cm. B. 2,5cm. C. 1cm. D. 2cm.

Câu47: Trong máy ảnh, để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta thường

A. đồng thời thay đổi vị trí của cả vật kính và phim.

B. thay đổi tiêu cự của vật kính và giữ phim, vật kính đứng yên.

C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim.

D. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa phim ra xa hoặc lại gần vật kính.

Câu 48: Khi truyền tải điện năng đi xa, điện năng hao phí đã chuyển hoá thành dạng năng lượng

A. nhiệt năng. B. năng lượng từ trường.

C. năng lượng ánh sáng. D. hoá năng.

Câu 49: Ánh sáng có tác dụng nhiệt khi năng lượng ánh sáng biến thành

A. điện năng. B. nhiệt năng. C. hóa năng. D. cơ năng.

Câu 50: Về phương diện tạo ảnh, mắt và máy ảnh có tính chất giống nhau là

A. tạo ra ảnh ảo, bé hơn vật. B. tạo ra ảnh thật, lớn hơn vật

C. tạo ra ảnh thật, bé hơn vật. D. tạo ra ảnh ảo, lớn hơn vật.

Câu 51: Vật AB đặt trước thấu kính phân kỳ có ảnh A’B’. Nếu dịch chuyển vật AB ra xa dần thấu kính thì ảnh A’B’ dịch chuyển

A. ra xa dần thấu kính và có độ lớn nhỏ dần. B. ra xa dần thấu kính và có độ lớn tăng dần.

C. lại gần thấu kính và có độ lớn nhỏ dần. D. lại gần thấu kính và có độ lớn tăng dần.

Câu 52: Khi nói về thấu kính phân kì, câu phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.

B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm của thấu kính.

C. Tia tới đến quang tâm của thấu kính, tia ló tiếp tục truyền thẳng theo hướng của tia tới.

D. Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính.

Câu 17: Thợ sửa chữa đồng hồ phải dùng kính lúp để quan sát chi tiết trong chiếc đồng hồ đeo tay. Khi đó hình ảnh các chi tiết mà người thợ quan sát được có đặc điểm là

A. ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật. B. ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật.

C. ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật. D. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.

Câu 18: Khi nhìn một tòa nhà cao 10m ở cách mắt 20m thì ảnh của tòa nhà trên màng lưới mắt có độ cao bao nhiêu? Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm.

A. 1,0cm. B. 0,5cm. C. 1,5cm. D. 2,0cm.

Câu 19: Số ghi trên vành của một kính lúp là 5x. Tiêu cự kính lúp có giá trị là

A. f = 5dm. B. f = 5cm. C. f = 5m. D. f = 5mm.

Câu 20: Mắt của bạn Đông không thể nhìn rõ các vật ở xa mắt hơn 50cm. Để khắc phục bạn ấy cần

A. đeo kính hội tụ khi nhìn gần và đeo kính phân kỳ khi nhìn xa.

B. đeo sát mắt một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 50cm.

C. đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm.

D. không cần đeo kính.

Câu 21: Khi chiếu chùm ánh sáng qua lăng kính thì lăng kính có tác dụng

A. nhuộm các màu sắc khác nhau cho ánh sáng trắng.

B. tách các chùm sáng màu có sẵn trong chùm sáng trắng.

C. hấp thụ các ánh sáng màu.

D. cho các ánh sáng màu đi qua mà không cho ánh sáng trắng đi qua.

Câu 22: Để khắc phục tật mắt lão, ta cần đeo loại kính có tính chất như

A. kính mát. B. kính râm. C. kính hội tụ. D. kính phân kì.

Câu 23: Tác dụng của kính cận là để

A. thay đổi thể thủy tinh của mắt. B. thay đổi võng mạc của mắt.

C. nhìn rõ vật ở gần mắt. D. nhìn rõ vật ở xa mắt.

Câu 24: Phát biểu nào sao đây là không đúng?

A. Số bội giác của kính lúp càng lớn thì ảnh quan sát quan sát được càng lớn.

B. Dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ thì ảnh quan sát được là ảnh thật lớn hơn vật.

C. Kính lúp dùng để quan sát vật nhỏ.

D. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

Câu 25: Tác dụng nào của dòng điện phụ thuộc vào chiều của dòng điện?

A. Tác dụng sinh lí. B. Tác dụng quang. C. Tác dụng nhiệt. D. Tác dụng từ.

Câu 26: Trong số các nguồn sáng sau đây, nguồn sáng nào không phát ra ánh sáng trắng?

A. Bóng đèn pin đang sáng. B. Bóng đèn có dây tóc nóng sáng.

C. Đèn LED đang sáng. D. Cục than hồng trong bếp lò.

Câu 27: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là

A. ảnh thật, ngược chiều vật. B. ảnh ảo, cùng chiều vật.

C. ảnh thật, cùng chiều vật. D. ảnh ảo, ngược chiều vật.

Câu 28: Để khắc phục tật cận thị, ta cần đeo loại kính có tính chất như

A. kính râm (kính mát). B. kính phân kì.

C. kính hội tụ.

Bài tập đã có 3 trả lời, xem 3 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn