Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầuI. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Mẹ giờ như lá trầu khô Nằm buồn hiu hắt giữa mùa bão giông Mẹ giờ như nước dòng sông Xuôi về bến cũ mà không thấy bờ... Thời gian không đợi Chẳng chờ Mẹ ngày xưa mắt ướt giờ chân chim. Tháng năm lặn lội con tìm Một dòng sông Một nổi chìm nhó quên Mười năm lá rụng bên thềm Mười năm con lạc giữa miền nhân gian Đem than hồng đổi tro tàn Đem mầm xanh đổi lá vàng Xót xa t Năm di qua Tháng đi qua một mình mẹ một hiên nhà vắng tanh... Một hôm lá gẫy trên cành... (Bỏng lá — Đào Phong Lan, Tuyển tập thơ văn trẻ thành phố HCM, NXB Trẻ, 2011, tr.46) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 2. Trong hai khổ thơ đầu, hình tượng người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong những câu thơ sau: Đem than hồng đổi tro tàn Đem mầm xanh đổi lá vàng Χόι χα... Câu 4. Nội dung câu thơ Một hôm là gẫy trên cành... có ý nghĩa gì đối với anh/chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc bản thân cần làm để không đánh mất những điều quý giá mình đang có. Câu 2 (5,0 điểm) Còn một trùng vậy thử ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cải luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cử phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cảnh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lải được lượn được. Thế là hết thác. Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh. Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ. Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đả, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cả anh vũ cả đầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phả rồi cả tua ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thẳng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi. Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với Sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cải sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ... Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo. (Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, 2017, tr.189-190) Anh/Chị hãy phân tích hình tượng người lái đỏ trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét những chuyển biến trong quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Tuân từ sau cách mạng tháng Tám. HÉT. |