Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏiPHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cùng ngày càng không dễ. Sách tất nhiên là đảng quý, nhưng cùng chỉ là một thứ tích luỹ. Nó có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn. ít nhất có hai cái hại thường gặp. Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Các học giả Trung Hoa thời cổ' đại do sách khó kiếm, một đời đến bạc đầu mới đọc hết một quyền kinh. Sách tuy đọc được it, nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn. Giờ đây sách dễ kiếm, một học giả trẻ đã có thể khoe khoang từng dọc hàng vạn cuốn sách. "Liếc qua" tuy rất nhiều, nhưng "đọng lại" thì rất ít, giống như ăn uống, các thứ không tiêu hoá được tích càng nhiều, thì càng dễ sinh ra bệnh dau dạ dày, nhiều thói xấu hư danh nông cạn đều do lối ăn tươi nuôt sông đó mà sinh ra cả. Hai là, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng. Bất cứ lĩnh vực học vấn nào ngày nay đều đã có sách vở chất đầy thư viện, trong đó những tác phẩm cơ bản, đích thực, nhất thiết phải đọc chăng qua cũng mất nghìn quyển, thậm chí chỉ mấy quyển. Nhiều người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất, đã lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, nên không tránh khỏi bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản. Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu. Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tẩy, hoả ra thành lối đánh "tự tiêu hao lực lượng". câu 1.theo tác giả"có thể làm trở ngại cho nghiên cứu học vấn ".Điều đó thể hiện như thế nào |