LOVETHUTHUY | Chat Online
13/08/2023 15:45:03

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới


Giúp mình với, mình sẽ tặng 1000xu nếu làm hết
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

 

CHỢ TẾT CỦA ĐOÀN VĂN CỪ (Vũ Quần Phương)

 

Năm tháng càng lùi xa bài Chợ Tết này càng được yêu mến, nó như tấm ảnh quý ghi lại chân thật những nét tiêu biểu trong sinh hoạt của quê ta. Mỗi lần đọc, lại như được sống cũng dĩ vãng. Ít có bài thơ nào mà cách miêu tả lại sinh động như bài thơ này. Sinh động, vì chộp được những chi tiết điển hình, vì cái hóm hỉnh và thấp thoáng cũng có những câu thơ có sức khái quát, có kí thác tâm trạng.

 

[…]

 

Kết cấu bài thơ rất giản dị, diễn biến theo từng thời gian. Mở đầu là sáng sớm, người ta đi chợ:

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi

Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh

Trên con đường viền trắng mép đồi xanh

Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.

Mấy câu thơ bình thường giới thiệu thời gian, địa điểm. Chúng ta biết thêm đây là phiên chợ tét vùng đồi, tụ họp dân các ấp. Cảnh những con đường đồi tấp nập người tới chợ có cái nao nức, thanh bình. Thơ Đoàn Văn Cừ nhiều màu sắc lắm, chỉ với ba câu thơ đầu đã thấy lần lượt trắng, đỏ, hồng, xanh, lam. Cả bài đếm được hai mươi ba màu.

[…]

Trong đoạn đi chợ này có câu thơ tả nắng rất tài, tả được cái động của nắng, trong nắng lại có gió, màu vàng nắng trộn vào màu xanh lúa thành ra màu nắng tía:

Tia nắng rất tía nháy hoài trong ruộng lúa.

Nắng không nháy, nhưng gió thôi, đồng lúa xao động làm cho nắng đang rải trên đó thành nhấp nháy. Cách quan sát tinh vi này gợi nhớ câu thơ Nguyễn Du: “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”. Gió thổi đu đưa cành xanh làm màu hoa đỏ khi ẩn khi hiện như đốm lửa khi tắt khi bùng.

Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc

Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon

Vài cụ già chống gậy bước lom khom

Cô yếm thắm…

Cứ thế tác giả hết tả người này đến người khác, nam, lão, ấu, tới sáu bảy loại người, thế mà đọc không chán, đó là do tài quan sát của tác giả. Nhiều khi chỉ một câu thơ vừa vẽ hình dáng của nói tính tình, tâm lí:

Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ,

Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.

Tài nhất là ông ghi được những nét hóm hỉnh rất có thần:

Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu

Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.

Hết cảnh đi chợ, sang cảnh họp chợ, rồi cố nhiên đến vãn chợ. Không có gì đột biến mà lại hấp dẫn. Hãy xem ông tả chợ đang họp, cảnh chính của bài thơ. Tả sao cho thấy được cái đông đúc, ồn ào, nhốn nháo, thượng vàng hạ cám của toàn cảnh, lại thấy được cả chi tiết ở từng người, từng vật, thấy dược cả phong tục tập quán, đến cá tính từng loại người. Quả là một việc khó, thế mà Đoàn Văn Cừ đã tả được, mà chỉ tốn có hai mươi ba câu thơ.

Chỗ này ông tìm ra nét tương phản giữa người và gia súc:

Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ

Để lắng nghe người khách nói bô bô.

 

“Khách nói bô bô” là những ông lái trâu, vừa mặc cả vừa vỗ tay đen đét. Nhà thơ hóm hỉnh biến sự việc thành cuộc đối thoại tay đôi, trong đó trâu ta lại có tư thế của người ưa ngẫm nghĩ, mà không hề bịa một chi tiết nào. Có những cảnh bây giờ không thấy ở chợ quê nữa, gặp lại trong thơ của Đoàn Văn Cừ không khỏi bâng khuâng hoài niệm cái không khí tết nhất của một thời đã xa xưa:

Anh hàng tranh kĩu kịt quảy đôi bồ,

Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán.

Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản,

Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.

Thú vị nhất và cũng tài hoa nhất là bức ảnh:

Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ

Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.

Bạn đọc sẽ dễ dàng nhận thấy cái nhìn kì ảo ở câu thơ thứ hai. Vì tóc cho nên có động từ gội, và do đó thời gian được ví như nước. Hình ảnh sáng tạo, bất ngờ, nhưng rất hợp lí nên chấp nhận. Lí thú trong cách thể hiện và thâm thúy trong sự khái quát đời người. Đây là câu thơ hay nhất trong bài này. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý: hình ảnh cái miếu cổ làm nền cho mái tóc bạc, bà cụ đã góp phần không nhỏ vào tính chất kì ảo như cổ tích của ý thơ.

Hồn nhiên nhất là con nít và những cô gái choai, mà tính cách rất hợp với lứa tuổi, nhà thơ đã không bỏ sót họ vì họ là những người nhạy cảm với Tết, háo hức với Tết hơn cả:

Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,

Quên cả chị bên đường đang đứng gọi

Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi.

[…]

Cảnh mua bán được đặc tả quen thuộc mà cũng lạ lùng:

Con gà trống mào thâm như cục tiết.

Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.

Quen thuộc vì ai chẳng từng trông thấy cảnh ấy, nhưng lạ lùng do cách tả: Cầm cẳng dốc lên xem.

Chợ vãn khi trời đã nhá nhem, người tỏa về các làng xa hẻo lánh. Những quán chợ vắng vẻ dần và trở nên hiu quạnh. Một nỗi buồn lan tỏa trên cảnh vật. Bài thơ kết thúc trong sự bâng khuâng đó:

Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.

Bài thơ này có thể làm mẫu mực cho bài văn miêu tả, cho cách quan sát, chọn lựa chi tiết, cách tìm ra nét đặc sắc ở những phong cảnh thông thường. Đoàn Văn Cừ đã làm mới lạ. làm lạ hóa một phong cảnh quen thuộc từ bao đời, giữ mãi mãi cho mai sau cái phong vị dân giã xóm làng cùng những nét sinh hoạt đặc sắc của một thời.

(In trong Thơ quê hương và những lời bình, Phương Ngân (Tuyển chọn), trang 47 – 51, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2007)

 

Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 9):

1. Đoạn trích trên viết về vấn đề gì?

A. Thuật lại một phiên chợ Tết ở quê      

B. Miêu tả một góc chợ Tết

C. Phân tích bài thơ Chợ Tết         

D. Giới thiệu nhà thơ Đoàn Văn Cừ

2. Vì sao văn Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ nêu trên lại là văn bản nghị luận?

A. Vì văn bản tập trung miêu tả hình ảnh phiên chợ Tết ở làng quê Việt   

B. Vì tác giả đã phân tích cái hay của bài thơ Chợ Tết

C. Vì tác giả đã kể lại câu chuyện một lần đi chợ Tết  

D. Vì văn bản đã giúp người đọc hiểu phiên chợ tết ở làng quê như thế nào.

3. Theo em, mục đích chính của người viết đoạn trích trên là gì?

A. Ca ngợi vẻ bình yên của đời sống con người làng quê.     

B. Ca ngợi những giá trị truyền thống của dân tộc      

C. Nêu lên cảm nghĩ trước một phiên chợ Tết   

D. Chỉ ra cái hay của bài thơ Chợ Tết.

4.  Buổi chợ Tết được tác giả triển khai theo trình tự nào?

A. Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều         

B. Sáng sớm, buổi chiều, buổi tối  

C. Đi chợ, họp chợ, vãn chợ

D. Họp chợ, gần vãn chợ, nhá nhem tối.

5. Trong các câu dưới đây, đâu là lí lẽ mà tác giả đưa ra để làm rõ cho ý kiến của mình?

A. Mở đầu là sáng sớm, người ra đi chợ với đủ màu sắc và hoạt động.     

B. Trong đoạn đi chợ này có câu thơ tả nắng rất tài, tả được cái động của nắng…

C. Cứ thế tác giả hết tả người này dến người khác, nam, lão, ấu, tới bảy loại người….

D. Cảnh mua bán được đặc tả, quen thuộc mà cũng lạ lùng.

6. Nhận định nào sau đây nêu ĐÚNG NHẤT nhận định của tác giả về bài thơ Chợ Tết của Nguyễn Văn Cừ?

A. Bài thơ Chợ Tết miêu tả một cách chân thật, sinh động những nét tiêu biểu trong sinh hoạt của một phiên chợ quê.

B. Bài thơ Chợ Tết đã miêu tả một cách sinh động những nét tiêu biểu trong sinh hoạt của một phiên chợ quê mà tác giả tưởng tượng ra.   

C. Bài thơ Chợ tết đã miêu tả một cách sinh động nhưng nét tiêu biểu trong sinh hoạt của một phiên chợ trong tương lai.      

D. Bài thơ Chợ Tết đã kể lại sinh động những hoạt động của tác giả trong một lần tham gia phiên chợ ở quê nhà.

7. Câu văn nào chứng tỏ về tài năng sử dụng ngôn ngữ độc đáo của nhà thơ Đoàn Văn Cừ trong bài Chợ Tết?

A. Hết cảnh đi chợ, sang cảnh họp chợ, rồi cố nhiên đến vãn chợ.  

B. Vì tóc cho nên có động từ gội, và do đó thời gian được ví như nước.   

C. Cứ thế tác giả hết tả người này dến người khác, nam, lão, ấu, tới bảy loại người….

D. Bạn đọc sẽ dễ dàng nhận thấy cái nhìn kì ảo ở câu thơ thứ hai.

8. Dòng nào dưới đây KHÔNG sử dụng từ Hán Việt?

A. chúng ta biết thêm đây là phiên chợ Tết vùng đồi   

B. diễn biến theo từng thời gian    

C. lại như được sống cùng dĩ vãng

D. nắng không nháy, nhưng gió thổi, đồng lúa xa động

9.  Câu nào sau đây có vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị?

A. Hình ảnh sáng tạo, bất ngờ, nhưng rất hợp lí nên được chấp nhận.       

B. Mở đầu là sáng sớ, người ta đi chợ.    

C. Cả bài đếm được hai mươi ba màu     

D. Những quán chợ vắng vẻ dần và trở nên hiu quạnh.

10. Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để miêu tả cảnh chợ, em thích nhất hìn ảnh nào? Vì sao?

11. Viết đoạn văn khoảng (5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về cảnh họp chợ được tái hiện trong bài thơ Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ?

Bài tập đã có 2 trả lời, xem 2 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn