Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏiGIÚP MIK VỚI MIK CẦN GẤP Ạ ----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- Đề số 2: Đọc đoạn trích sau Chỗ này ngày xưa tôi treo một bức tranh phong cảnh. Bức tranh ấy đã làm tôi như được gần thiên nhiên hơn giữa các toà nhà khối hộp góc cạnh khô khan và đơn điệu.Còn bây giờ chị treo ở đấy cái lồng bàn nhựa xanh. Chỗ kia là chỗ của chiếc lá phong tôi mang từ Nga về với bao kỉ niệm. Rồi gió to, rồi nắng to, rồi độ ẩm lớn, tất cả đã ập tới đập vào cái lá mỏng manh ấy cho đến khi nó chỉ còn là những cái gân nhỏ xíu yếu ớt và cuối cùng tan ra, bay đi. Nhưng với tôi bao giờ chiếc lá phong vẫn cứ ở chỗ đó, ở chỗ của nó. Còn bây giờ cải tủ đã che kin khoảng tưởng ấy Chỗ kia nữa với những dáng người buồn vui trên bức tường, có được từ những lần tôi nhìn rất lâu vào những vệt vải vô tình và tưởng tượng ra, nay phủ lớp ve xanh. Chẳng còn ở đấy dáng người giống dẳng tôi hồi bé. Không thấy đâu hai mái đầu đang chụm lại thì thẩm. Cái mũi cao hếch với hàng mi rợp buồn ở góc tường kia làm tôi thẫn thờ bao lần giờ nơi nao? Tất cả, tất cả đều xa lạ, xa lạ quá... Cuộc đến thăm căn phòng cũ đã không như tôi tưởng. .….. Về đến nhà mình, nhìn mọi vật trong phòng, tôi bỗng nhớ tới người chủ cũ của nó. Không biết chỗ hiện nay tôi đặt giá sách người chủ cũ đã gửi gắm tình cảm gì vào đó? Bức tường ấy đã chứng kiến những gì trong phần đời của họ? Chẳng hiểu lớp với quét đã phủ lên những kỉ niệm nào của người chủ trước đây? Rồi tôi chợt giật mình nhận ra: Lớp kỉ niệm của tôi trên những bức tường sẽ luôn nằm ở giữa lớp kỉ niệm của người đến trước và người đến sau tôi. Và những bức tường cử dày lên cùng với những lớp kỉ niệm ấy. (Phạm Sông Hồng, Chiều dày của bức tường, Trần Hoài Dương tuyển chọn, Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi, tập 3, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2016) Câu 1. Ý nào nói đúng về phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: C. Biểu cảm D. Nghị luận A. Tu su B. Miêu tả Câu 2. Xác định ngôi kể của truyện: A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba D. Không xác định được Câu 3. Qua đoạn trích, em hiểu như thế nào về nhan đề “Chiều dày của bức tường”? A. Kích thước chiều dày của bức tường D. Chiều dày của bức tường là những lớp sơn mới được bao phủ lên đó C. Chiều dày của bức tường là lớp kỉ niệm của những người đến trước, đến sau đã gắn bó với ngôi nhà. D. Chiều dày của bức tường là những bức tường mới xây lên dày hơn bức tường cũ. Câu 4. Để làm nổi bật chủ đề của truyện, tác giả sử dụng biện pháp nào là chủ yếu? A. So sánh chỉ ra điểm tương đồng giữa những thứ trên bức tường ngày xưa – bây giờ B. So sảnh chỉ ra sự thay đổi giữa những thứ trên bức tường ngày xưa – bây giờ C. So sánh chỉ ra điểm đối lập giữa những thứ trên bức tường ngày xưa – bây giờ D. Cả A, B, C đều đúng Câu 5. Tại sao khi quay trở về căn phòng cũ, nhân vật “tôi” lại thấy tất cả xa lạ quá? A. Vì giờ căn phòng ấy giờ của người khác ở, nhân vật “tôi” chỉ là khách B. Vì vị trí của các đồ đạc trong căn phòng đã thay đổi C. Vì đồ đạc trong phòng đã thay đổi, không còn những kỉ niệm của nhân vật “tôi” trước đây D. Vì nhân vật “tôi” đã quen với căn phòng mới của mình Câu 6. Câu nào sau đây có phó từ đi kèm danh từ A. Tôi đang ở trong căn phòng cũ của mình. B. Còn bây giờ chị treo ở đấy cái lồng bàn nhựa xanh. C. Chẳng còn ở đấy dáng người giống dáng tôi hồi bé. D. Và những bức tường cứ dày lên cùng với những lớp kỉ niệm ấy. Câu 7. Cảm xúc của nhân vật “tôi” trước sự thay đổi của căn phòng cũ như thế nào? A. Ngạc nhiên, ngỡ ngàng B. Buồn, tiếc nuối C. Xa lạ, không như tưởng tượng của nhân vật “tôi” D. Ngạc nhiên, buồn, nuối tiếc, xa lạ, không như tưởng tượng. Câu 8. Tại sao nhân vật “tôi” chợt giật mình nhận ra lớp kỉ niệm của mình trên những bức tường sẽ luôn nằm giữa lớp kỉ niệm của người đến trước và người đến sau? Câu 9, Câu văn: “Nhưng với tôi bao giờ chiếc lá phong vẫn cứ ở chỗ đó, ở chỗ của nó." gợi lên suy nghĩ gì của nhân vật “tôi”. Câu 10. Viết đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của anh/chị về việc cần biết trân trọng kí ức, kỉ niệm của chính mình. |