Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểuViết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu. ( viết về Võ Thị Sáu theo tài liệu tham khảo sau nha ) ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VÕ THỊ SÁU (1933-1952) NGƯỜI CON GÁI ĐẤT ĐỎ ANH HÙNG Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, nay là xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Quê hương Chị có dãy núi Châu Viên-Châu Long hùng vĩ, nổi danh là Chiến khu Minh Đạm trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông Võ Văn Thiết, đảng viên kỳ cựu, vốn quen biết gia đình đã kết nạp Võ Thị Sáu vào Đội Công an xung phong khi chị vừa tròn 14 tuổi. Cuối năm, chị được cử đi học Trường Thiếu sinh quân của tỉnh. Sau khóa học, Võ Thị Sáu được Đội trưởng Đội Công an xung phong Mai Văn Láng giao nhiệm vụ luồn sâu vào vùng tạm chiếm, diệt ác trừ gian, phá rã bộ máy tề ngụy. Năm 1948, Võ Thị Sáu đề xuất phương án diệt cai tổng Tòng ngay tại dinh của hắn. Một buổi sáng, Võ Thị Sáu theo đoàn người vào làm căn cước, trái lựu đạn gọn lỏn trong cơi đựng trầu. Giữa buổi, người thưa dần, chị Sáu rút chốt lựu đạn, liệng thẳng vào mặt Tổng Tòng. Tiếng nổ chát chúa kèm theo ánh chớp xanh lè. Tổng Tòng không chết nhưng biết sợ hơn trước. Cũng trong thời gian này, hai tên Cả Suốt và Cả Đay ngày càng tác oai tác quái; chúng thường dẫn lính đi xét chợ, cướp đồ, lùng bắt Việt Minh. Phương án diệt Cả Suốt và Cả Đay của Võ Thị Sáu được cấp trên thông qua. Cô bé nhỏ tuổi nhất đội bao giờ cũng đưa ra ý kiến táo bạo: Đánh địch ngay tại hang ổ của chúng, ngay tại nơi chúng gây tội ác. Đó là lối đánh riêng của Võ Thị Sáu và dường như đã trở thành định mệnh cho người thiếu nữ của quê hương Đất Đỏ. Thị trấn Đất Đỏ nhộn nhịp từ trước phiên chợ Tết Canh Dần (năm 1950). Người dân vùng biển từ Long Hải, Phước Hải, Phước Tỉnh đưa lên đủ loại cá tươi, cá khô, tôm, mực... Dân các xã miền núi chở thịt rừng, măng khô, lá giong, nấm mèo; từ miệt vườn đổ về đủ các loại heo, gà, hoa trái, bún bánh. Cả Suốt và Cả Đay cùng tốp lính xuất hiện. Bọn chúng đi đến đâu là náo động đến đó, công khai cướp chợ giữa ban ngày. Võ Thị Sáu mặc bộ đồ bà ba đen, chân đất như một cô thôn nữ trong vùng, lẫn trong đoàn người tay xách nách mang vào chợ. Chị bám theo bọn lính, giữ một khoảng cách an toàn. Lão lính Kề cũng theo sát sau lưng chị. Võ Thị Sáu đang chờ bọn lính ra khỏi chợ. Chị không biết hiểm nguy đang chờ. Bọn lính đã no nê, mỗi tên một giỏ đồ lễ mễ xách về. Chị Sáu nép vào một góc khuất. Lão lính Kề thận trọng bước lại gần, thu mình trong tư thế “cọp vồ mồi”. Chỉ còn ba bước nữa thôi, lão nín thở, chồm tới... Chợt lão xây xẩm mặt mày, té ngửa, mắt trợn ngược, miệng ú ớ, không nói được lời nào. Trái lựu đạn trong tay Võ Thị Sáu đang xì khói. Chị vung tay vụt trái lựu đạn vào tốp lính. Chớp lửa xanh lè và tiếng nổ kinh hoàng. Cả Suốt và Cả Đay giãy đành đạch. Chị Sáu vụt chạy về phía ấp Hiệp Hòa. Lão Kề lồm cồm nhổm dậy gào lên: “Bắt lấy... Bắt lấy con nhỏ”. Chị Sáu rẽ vào một ngõ hẻm, rút chốt trái lựu đạn thứ hai liệng lại. Bọn lính hoảng hồn la lên, tên té xuống ao, tên xô bờ dậu, nhưng nghiệt ngã thay, trái lựu đạn lép, không nổ. Bọn lính bủa vây các ngả. Lão Kề nhào tới chụp được Chị. Những ngày cuối cùng trong khám Chí Hòa, Võ Thị Sáu vẫn học văn hóa. Chị được nhận phần thưởng của Liên Đoàn tù nhân: một cây bút chì, một cuốn tập và một đôi bông tai bằng mảnh gáo dừa mài công phu, đen bóng như sừng, xen lẫn hoa văn tự nhiên trông rất đẹp. Đôi bông tai là đồ trang sức đẹp nhất của Chị. Suốt một thời ấu thơ, Chị chỉ biết đến những chuỗi cườm xâu bằng những cánh hoa Lêkima rụng. Đôi bông tai còn là kỷ vật của đời tù. Chỉ có những người tù mới làm ra những kỷ vật độc đáo như vậy. Họ gửi gắm vào kỷ vật nhỏ bé ấy một niềm tin, một lời hẹn ước, truyền cho nhau hơi ấm cuộc đời, sát cánh bên nhau, vững tin, chiến đấu và chiến thắng. Bản án tử hình người con gái chưa đủ tuổi thành niên làm xôn xao dư luận lúc đó. Đó là sự chà đạp lên cả luật pháp nước Pháp, một nước từng có nền dân chủ, văn minh, tiến bộ. Phong trào chống chiến tranh ở Pháp nổi lên mạnh mẽ. Thực dân Pháp không dám xử Võ Thị Sáu tại Sài Gòn, mà lén lút đưa Chị ra Côn Đảo tử hình. Bốn giờ sáng ngày 21-1-1952, thực dân Pháp còng tay Võ Thị Sáu đưa xuống chiếc hải vận ở bến Bạch Đằng. Tàu chạy suốt đêm, rạng sáng ngày 22-1-1952 thì đến Côn Đảo. Thiếu tá Jarty, Quản đốc quần đảo và nhà tù Côn Đảo đã chờ sẵn ở Cầu Tàu cùng một tiểu đội lính Âu-Phi và một tốp giám thị Pháp . Chúa đảo Jarty ra lệnh giải Võ Thị Sáu về xà lim Sở Cò. Bốn giờ sáng ngày 23-1-1952, Chủ Sở Cò áp giải Võ Thị Sáu về văn phòng giám thị trưởng. Chúa đảo, chánh án, đội lính hành quyết và cố đạo đã chờ sẵn. Tên chánh án làm thủ tục thi hành án trước sự chứng kiến của chúa đảo Jarty. Võ Thị Sáu đã kiên quyết từ chối lời đề nghị rửa tội của viên cố đạo: “Tôi không có tội! Nếu muốn rửa tội, xin hãy rửa tội cho những kẻ sắp giết tôi đây”. Khi được hỏi rằng trước khi chết, còn điều gì ân hận không? Chị đã bình tĩnh và hiên ngang trả lời: “Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và tay sai bán nước”. Cố đạo làm giấu trong khi bọn lính còng tay giải Võ Thị Sáu ra pháp trường. Con đường ra Nghĩa địa Hàng Dương cây cỏ xác xơ, không một nhành hoa, mầm lá. Chỉ có tiếng hát trầm hùng của hai ngàn tù nhân đưa tiễn Chị. Võ Thị Sáu yêu cầu không bịt mắt. Chị cất lời hát bài Tiến quân ca trong khi bọn lính giương súng đợi lệnh. Chị không nghe tiếng bọn lính lên đạn mà ngước mắt nhìn đăm đắm như muốn thu cả đất trời vào đôi mắt mình, để rồi giây phút nữa thôi, Chị cũng tan biến vào trời đất. Võ Thị Sáu ngừng hát, nhìn thẳng vào bảy tên đao phủ, chị hô lớn: “Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ Tịch muôn năm!” Bảy tên đao phủ giật nảy người. Bảy tiếng súng khô khốc chuệch choạc nổ. Những người vợ giám thị mục kích cuộc hành hình đã thét lên, phản đối bầy đao phủ man rợ. Ở các trại giam, gần 2000 tù binh, tù chính trị cũng đồng loạt hô vang các khẩu hiệu đả đảo thực dân Pháp, phản đối cuộc hành hình. Cuộc đời và huyền thoại về Chị còn được lưu truyền mãi mãi. Tên tuổi Võ Thị Sáu đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến trân trọng như những bậc anh hùng liệt sỹ tiền bối của dân tộc ta. Tên chị đã đi vào thơ ca, trở thành tên đường, tên trường, tên đoàn, tên đội trên khắp đất nước ta. Đã có nhiều bài hát sống mãi với thế hệ trẻ Việt Nam như bài Biết ơn chị Võ Thị Sáu của nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn. Ngày 2-8-1993, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lê Đức Anh đã ký Quyết định số 149 KT/CTN truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sỹ Võ Thị Sáu. giúp mình với, mình đang cần gấppp |