Điểm cực Nam phần đất liền của nước ta thuộc tỉnhCâu 1. Điểm cực Nam phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh A. Điện Biên. B. Hà Giang. C. Khánh Hòa. D. Cà Mau. Câu 2. Điểm cực Tây phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh A. Điện Biên. B. Hà Giang. C. Khánh Hòa. D. Cà Mau. Câu 3. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm bao nhiêu phần trăm của phần đất liền Việt Nam? A. 1%. B. 11%. C. 65%. D. 80%. Câu 4. Bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình nước ta là A. đồng bằng. B. đồi núi. C. đồi trung du. D. bán bình nguyên. Câu 5. Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là A. đông nam-tây bắc và vòng cung B. đông bắc-tây nam và vòng cung. C. tây bắc-đông nam và vòng cung. D. tây nam-đông bắc và vòng cung. Câu 6. Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn A. Tân kiến tạo. B. Cổ sinh. C. Trung sinh. D. Tiền Cambri. Câu 7. Địa hình nào sau đây là địa hình nhân tạo? A. Địa hình cacxtơ. B. Địa hình đồng bằng. C. Địa hình đê sông, đê biển. D. Địa hình cao nguyên. Câu 8. Địa hình nước ta mang tính chất................................và chịu tác động mạnh mẽ của con người. A. cận nhiệt gió mùa. B. ôn đới gió mùa. C. nhiệt đới gió mùa. D. nhiệt đới khô. B. TỰ LUẬN Câu 1: a. Cho biết vì sao đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam? b. Em hãy nêu những thế mạnh và hạn chế của địa hình đồng bằng trong việc khai thác kinh tế ? Câu 2: a. Em hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế ở một trong những khu vực đồi núi của nước ta. b. Liên hệ phân tích những thuận lợi của địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương em. Câu 3: Phân tích đặc điểm của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng gì đối với sự hình thành đặc điểm khí hậu ở nước ta? |