Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu: Ai cũng muốn mình xinh đẹp hơn, nhất là các cô gái đang cố hấp dẫn người khác, chỉ muốn mình xinh đẹp hơn người. Vì xấu đẹp sẽ là cái vốn quan trọng của họ, muốn giành lấy một giá trị cao hơn. Tây Thi người đẹp số một trong lịch sử Trung Quốc có bệnh nhói tim, cho nên có lúc nhíu mày, trông càng đẹp. Chính nét đẹp ấy làm cho người ta thấy yêu thương hơn. Vì vậy cô láng giềng Đông Thi cũng bắt chước nhíu mày, kết quả càng nhíu mày lại càng xấu hơn, ai thấy cũng ghét. Thế mà Đông Thi lại cho rằng minh thật đẹp. Đông Thi học nhíu mày chỉ vì muốn mình đẹp hơn, ai ngờ càng bắt chước thì càng xấu, làm che mất cả chân tinh của mình. Tây Thi có bệnh thật, người vốn đã rất đẹp, rất đáng yêu, cho nên làm gì cũng vấn rất đẹp, làm người ta càng yêu mến bội phần. Cùng một động tác, nhưng với những người khác nhau, hiệu quả cũng khác nhau. (...] Vẻ đẹp bên ngoài cố nhiên rất quan trọng, nhưng cái đẹp bên trong mới thật đáng quý, đáng yêu. Người đẹp người mà không đẹp nết thì cũng như Lữu Cơ đã nói "vàng ngọc dắt ngoài, giẻ rách bên trong", tất nhiên làm cho người ta thêm ghét. (...) (Theo Triết nhân và đệ tử, Nguyễn Văn Sâm, NXB Thanh niên, 2005, tr. 12 - 113) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, lí do nào khiến Đông Thi bắt chước Tây Thi nhíu mày và kết quả của việc bắt chước là gì? Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được SỬ dụng trong câu văn: Người đẹp người mà không đẹp nết thì cũng như Lưu Cơ đã nói "vàng ngọc dắt ngoài, giẻ rách bên trong", tất nhiên làm cho người ta thêm ghét. Câu 4. Anh (chị) có đồng tinh với ý kiến của tác giả: "Cùng một động tác, nhưng với những người khác nhau, hiệu quả cũng khác nhau" không? Vì sao? Câu 5. Người viết đã bày tỏ những thái độ, quan điểm gì trong đoạn trích trên? |