Xét về mặt cấu tạo, cấu trúc, hai ngữ liệu trên thuộc kiểu câu gì (Bếp lửa - Bằng Việt)? Vì sao?1. Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi : " Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa " " - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ? " ( Bếp lửa - Bằng Việt ) 1/ Xét về mặt cấu tạo, cấu trúc, hai ngữ liệu trên thuộc kiểu câu gì ? Vì sao ? 2/ Xét về mục đích phát ngôn thuộc kiểu câu gì ? Vì sao ? 3/ Xét về phép tu từ sử dụng phép tu từ nào ? Chỉ ra ? 2. Đọc đoạn thơ sau : " Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ, Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm, Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi, Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui, Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa ! " 1/ Từ " nhóm " nào dùng theo nghĩa gốc, từ " nhóm " nào dùng theo nghĩa chuyển ( chuyển theo phép ẩn dụ hay hoán dụ ) ? 2/ Tìm từ láy, thán từ, từ chỉ mức độ trong đoạn thơ. 3/ Chỉ ra tất cả các phép tu từ trong đoạn thơ. 3. Tìm nghĩa của thuật ngữ " hoa ", " lá " trong Sinh Học. Cho biết từ " hoa " , " lá " trong đoạn thơ sau có được dùng như một thuật ngữ hay không ? " Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim... " 4. Trong " Chuyện người con gái Nam Xương ", lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó nói lên điều gì ở nhân vật này ? Việc tác giả đưa vào cuối truyện một yếu tố kì ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương có làm cho tính bi kịch của tác phẩm mất đi không ? Vì sao? 5. Đoạn trích " Chị em Thúy Kiều " có ghi sau : " Làn thu thủy nét xuân sơn " ( Trích " Truyện Kiều " - Nguyễn Du ) a/ Hãy chép chín câu thơ nối tiếp câu thơ trên. b/ Giải thích nghĩa của câu thơ trên và cho biết câu thơ trên miêu tả vẻ đẹp của cái gì và của ai. c/ Từ " hờn " trong câu thơ thứ hai của đoạn thơ trên bị bạn viết sai thành từ " buồn ". Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu chép sai như vậy đã ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa câu thơ như thế nào ? d / Cho biết dụng ý của tác giả trong việc gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều sau khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Tại sao vẻ đẹp cả Kiều lại gợi tả đôi mắt ? 6. Giải nghĩa của các câu tục ngữ sau và cho biết chúng liên quan đến phương châm hội thoại nào. a/ Rượu nhạt uống mãi cũng say, Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm. b/ Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. c/ Nói ngọt lọt tận xương. d/ Người khôn nói ít làm nhiều, Không như người dại nói nhiều nhàm tai. e/ Vàng thì thử lửa thử than, Chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời. 7. Thuyết minh về Nguyễn Du và tác phẩm " Truyện Kiều ". 8. Thuyết minh về Nguyễn Dữ và tác phẩm " Chuyện người con gái Nam Xương ". |