Dũng Quang | Chat Online
28/11/2023 20:00:00

Đọc văn bản sau:


Đọc văn bản sau:

       TỰ TRÀO (Nguyễn Khuyến)

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,

Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.

Cờ đương dở cuộc không còn nước(1),

Bạc chửa thâu canh đã chạy làng(2).

Mở miệng nói ra gàn bát sách,

Mềm môi chén mãi tít cung thang.

Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,

Thế cũng bia xanh  cũng bảng vàng(3)!

                                                             (Trích Nguyễn Khuyến – Tác phẩm,

Nguyễn Văn Huyền chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1984)

Chú thích:(1) Ý cả câu: Ý nói thời cuộc diễn biến dở chừng mà nước đã mất, bế tắc như cờ bí nước.

(2)Ý cả câu: Ý nói chưa trọn cuộc đời làm quan đã bỏ về ở ẩn, như con bạc chạy làng.

(3) Theo chế độ thi cử thời xưa, những người đỗ tiến sĩ được ghi họ tên lên bảng vàng và khắc tên vào bia đá.

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật             B. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

C. Thất ngôn bát cú Đường luật               D. Thất ngôn bát cú Đường luật xen lục ngôn

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai, xuất hiện như thế nào?

A. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “mình” B. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “tôi”

C. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng      D. Là tác giả, xuất hiện gián tiếp

Câu 3. Cách chia bố cục bài thơ hợp lý nhất là

A. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (2 câu đầu và 6 câu cuối)

B. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (6 câu đầu và 2 câu cuối)

C. Hai phần (mỗi phần 4 câu) hoặc bốn phần (mỗi phần 2 câu)

D. Ba phần (3 câu đầu, 3 câu tiếp và 2 câu cuối) hoặc ba phần (2 câu đầu, 2 câu tiếp và 4 câu cuối)

Câu 4. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào? 

A. 1 – 2 và 3 – 4     B. 3 – 4 và 5 – 6      C. 5 – 6 và 7 – 8     D. 1 – 2 và 7 – 8 

Câu 5. Anh/Chị hiểu nhan đề “Tự trào” có nghĩa là gì?

A. Tự kể về mình     B. Tự viết về mình      C. Tự nói về mình     D. Tự cười mình

Câu 6. Trong bài thơ trên, nhân vật trữ tình “tự trào” điều gì?

A. Cái nghèo của mình                           B. Cái dốt nát của mình

C. Cái vô tích sự của mình                       D. Cái khôn ngoan của mình

Câu 7. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là gì?

A. Hài hước nhẹ nhàng   B. Mỉa mai – châm biếm    C. Đả kích phê phán     D. Khen ngợi, ca tụng

Câu 8. “Tự trào” cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

A. Lòng yêu nước            B. Sự hiếu học              C. Lòng tự trọng           D. Tính hài hước

Bài tập chưa có câu trả lời nào. Rất mong nhận được trả lời của bạn! | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn