Tr Hann | Chat Online
15/12/2023 20:50:09

Văn bản trên thuộc thể loại gì?


Phần I: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta quá nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.

(Câu chuyện về củ khoai tây - Lại Thế Luyện)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì?

A.    Tản văn                      B. Tùy bút                              C. Truyện ngắn                     D. Nghị luận xã hội

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A.    Tự sự                          B. Miêu tả                              C. Biểu cảm                           D. Cả 3 phương án trên

Câu 3: Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì?

A.    Để cho cả lớp liên hoan.                                        

B.     Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha.

C. Để cho cả lớp học môn sinh học.                           

D. Để hướng dẫn học sinh cách trồng cây khoai tây.

Câu 4: Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái?

A. Đi đâu cũng mang theo.                                                      

B. Các củ khoai tây bị thối rữa, rỉ nước.

C. Đi đâu cũng mang theo những củ khoai tây vừa nặng vừa bị thối rữa, rỉ nước.

D. Muốn vứt nhưng thầy giáo lại không đồng ý.

Câu 5: Câu văn: Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta quá nặng nề và khổ sở! sử dụng mấy phó từ?

A.    1                                  B. 2                                         C. 3                                         D. 4    

Câu 6: Câu văn: Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. có thành phần nào được mở rộng?

A.    Vị ngữ                                   

B.     Chủ ngữ và vị ngữ               

C.     Chủ ngữ và trạng ngữ         

D.    Vị ngữ và trạng ngữ

Câu 7: Theo em, thế nào là lòng vị tha?

A.     Rộng lòng tha thứ.                                                 

B.     Cảm thông và chia sẻ.

C.     Vị có nghĩa là vì, tha có nghĩa là khác nên vị tha là tấm lòng vì người khác.

D.    Biết thấu hiểu, tha thứ, bao dung cho người khác khi họ biết lỗi.

Câu 8: Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác?

A.    Vì sự oán giận hay thù ghét không mang lại lợi ích gì; nếu có lòng vị tha và có sự cảm thông sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho bản thân và cũng là món quà tặng cho mọi người.

B.     Vì càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng.

C.     Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.

D.    Vì lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở!

Câu 9: Hãy nêu suy nghĩ của em về cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ nào?

Câu 10: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp nghệ thuật trong câu văn sau: “Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình.”

Câu 11: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu, trình bày suy nghĩ của em về vai trò của sự cảm thông trong cuộc sống, trong đó có sử dụng số từ và chủ ngữ mở rộng (gạch chân, chú thích rõ).

Phần II: Viết văn (4,0 điểm)

Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về người cha đoạn thơ sau:

Sang năm con lên bảy                                 Đi qua thời ấu thơ
Cha đưa con đến trường                             Bao điều bay đi mất
Giờ con đang lon ton                                               Chỉ còn trong đời thật
Khắp sân vườn chạy nhảy                          Tiếng người nói với con
Chỉ mình con nghe thấy                              Hạnh phúc khó khăn hơn
Tiếng muôn loài với con.                            Mọi điều con đã thấy
                                                                        Nhưng là con giành lấy                                                                                                                               Từ hai bàn tay con.

                                                (Sang năm con lên bảy – Vũ Đình Minh)

Bài tập đã có 2 trả lời, xem 2 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn