Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏiPhần I. ĐỌC-HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: Bố tôi “Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi. Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi. Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con mình vừa gửi thư về”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?”. Ông nói:“Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt… Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.” (Theo Nguyễn Ngọc Thuần) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Thuyết minh Câu 2. Xác định ngôi kể của truyện: A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba D. Không xác định được Câu 3. Trong câu văn “Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.” có sử dụng mấy phó từ? A. Hai từ B. Ba từ C. Bốn từ D. Năm từ Câu 4. Hành động của nhân vật bố: “Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư.” thể hiện điều gì? A. Ông nâng niu, trân trọng từng lá thư con gái gửi về B. Ông rất yêu thương đứa con gái của mình C. Ông rất nhớ đứa con gái của mình D. Cả A, B, C đều đúng Câu 5. Tại sao những lá thư con gái gửi về nhân vật bố lại chỉ bóc ra, nhìn ngắm rồi lại cất vào? A. Vì bố không đọc cũng đã hiểu con gái viết gì cho mình rồi B. Vì bố rất nhớ con gái nên không dám đọc thư C. Vì bố không biết chữ nên không đọc được thư con gái viết D. Vì bố đợi mẹ để cùng mở thư ra đọc Câu 6. Câu nói: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả” thể hiện điều gì ở nhân vật bố? A. Một ông bố luôn hiểu nỗi lòng của đứa con gái B. Một ông bố gia trưởng, kiểm soát mọi suy nghĩ của con C. Một ông bố bảo thủ, sợ người khác biết mình không biết chữ D. Cả A, B, C đều đúng Câu 7. Em hiểu như thế nào về câu văn: Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.? A. Tình yêu thương, che chở của bố sẽ theo mình suốt cuộc đời B. Vì người con quá yêu cha, trong lòng luôn có cha C. Vì người con biết linh hồn của người cha sẽ luôn dõi theo mình. D. Cả, A, B, C đều đũng Câu 8: Dấu ngoặc kép trong câu văn “Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả” có tác dụng gì? A. Đánh dấu lời nói trực tiếp B. Trích dẫn tên tác phẩm C. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. D. đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Câu 9. Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông.”? Câu 10. Theo em, tác giả muốn nêu lên thông điệp gì qua văn bản trên? Câu 11: Đọc truyện ngắn “Bố tôi” hẳn chúng ta đều rẩt xúc động trước tình yêu thương con của người ca nghèo khó. Từ câu chuyện trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ về vai trò của tình phụ tử đối với mỗi người. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phó từ (gạch chân và chú thích rõ) Phần II. TẠO LẬP VĂN BẢN Em hãy viết bài văn phân tích nhân vật bố trong văn bản “Bố tôi” Chúc các em làm bài tốt! |