Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào?ĐƯA CON ĐI HỌC Sáng nay mùa thu sang Cha đưa con đi học Sương đọng cỏ bên đường Nắng lên ngời hạt ngọc Lúa đang thì ngậm sữa Xanh mướt cao ngập đầu Con nhìn quanh bỡ ngỡ Sao chẳng thấy trường đâu? Hương lúa tỏa bao la Như hương thơm đất nước Con ơi đi với cha Trường của con phía trước (Tế Hanh, Khúc ca mới, Tr.32, NXB Văn học,1966) Lựa chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi từ 1 đến 8: Câu 1. Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào ? A. Tự do C. Lục bát B. Năm chữ D. Bốn chữ Câu 2. Thời gian nào được nhắc đến trong bài thơ? A. Một buổi trưa hè B. Một buổi sáng đầu thu C. Một ngày trong quá khứ D. Một buổi sáng cuối thu Câu 3. Ai là người bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong bài thơ? A. Người cha C. Cả người con và người cha B. Người con D. Không xác định được. Câu 4. Trong đoạn thơ sau có mấy phó từ? Lúa đang thì ngậm sữa Xanh mướt cao ngập đầu Con nhìn quanh bỡ ngỡ Sao chẳng thấy trường đâu? A. Một C. Ba B. Hai D. Bốn Câu 5. Khung cảnh đường đi học có những hình ảnh nào? A. Sương đọng trên cỏ, ánh nắng B. Mùi thơm của hương lúa, sương đọng trên cỏ, ánh nắng C. Lúa xanh mướt, mùi thơm của hương lúa, Sương đọng trên cỏ D. Sương đọng trên cỏ, ánh nắng, lúa xanh mướt Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau? Hương lúa tỏa bao la Như hương thơm đất nước A. Nhân hoá C. So sánh B. Ẩn dụ D. Điệp từ Câu 7. Theo em, hình ảnh “hạt ngọc” trong 2 câu thơ “Sương đọng cỏ bên đường/ Nắng lên ngời hạt ngọc” dùng để tả vẻ đẹp của hình ảnh nào? A. Giọt nắng mùa thu C. Hương lúa mùa thu B. Sương trên cỏ bên đường D. Ngọn gió mùa thu Câu 8. Nội dung nào sau đây nói đúng nhất chủ đề của bài thơ? A. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con, tình cảm gia đình. B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước. C. Thể hiện niềm vui được đưa con đến trường của người cha. D. Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha. Thực hiện các yêu cầu: Câu 9. Em có cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha trong bài thơ? Câu 10. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc sau khi đọc bài thơ. |