Tìm những chi tiết thể hiện những đặc điểm nổi bật của Đà LạtSinh ra ở trên cao, ngỡ Đà Lạt đã được phú cho một bình yên vĩnh viễn. Binh yên mới là gia tài lớn nhất của Đà Lạt. Để cầm giữ sự bình yên quí giá ấy, Đà Lạt đã phải đánh đổi phận mình, lùi sâu vào ẩn dật giữa sơn dã lâm tuyền. Đà Lạt đã nâng niu sự bình yên của mình bằng một nhịp sống chậm, bằng cách sống sâu, gắng gỏi cách li với những hối hả phiền tạp của các đô thị lớn mạn dưới. Nhưng những hàng thông giàu tiên cảm kia, những vạt hoa đồi quá mẫn cảm kia dường như hằng đêm vẫn trăn trở, lo âu, vẫn nơm nớp với linh cảm về một ngày nào đó bình yên có thể bị tuột mất, đoạt mất. Với người đến từ chốn náo động xô bồ, Đà Lạt là tỉ phú của êm ả, là nơi cư trú muôn đời của bình yên. Nhưng chỉ có Đà Lạt mới thực sự biết rằng sự bình yên ấy mong manh thế nào, và Đà Lạt phải ráng mình để chắt chịu vun góp cho bình yên ấy ra sao. Mối nguy cơ đến từ vùng thấp đang lan tràn và lăm le đánh chiếm nốt miền cao này. Cái xô bồ, hỗn tạp, nhiễu loạn, quay cuồng chả đời nào chịu buông tha cho những chốn êm đềm yên ả. Sự cách li có là phòng tuyến lâu dài? Sự ẩn dật có thể là trường thành chống đỡ ? và cách sống chậm nữa, liệu có thể là lá mộc che giữ cho sự bình yên này mãi không? Tôi đọc ra niềm lo âu trong mỗi tiếng thở dài của rừng thông về đêm và những thoáng rùng mình kín đáo từ những đóa hoa hồng, lay ơn, cầm tú cầu khi những tia nắng đầu tiên gọi về một ngày mới. (Chu Văn Sơn, Tự tình cùng cái đẹp, NXB Hội Nhà văn, 2019, tr.49) Câu 1. Tìm những chi tiết thể hiện những đặc điểm nổi bật của Đà Lạt. (Đ) Câu 2. Theo tác gia, nguy cơ mà Đà Lạt đang gặp phải đó là gì? (Đ) Câu 3. Em đọc được tình cảm, cảm xúc nào của tác giả dành cho Đà Lạt? Câu 4. Em có đồng tình với tác giả khi cho rằng: “Cái xô bồ, hỗn tap. cuồng chả đời nào chịu buông tha cho những chốn êm đềm yên ả” (T,K) Câu 5. Theo em, có cách nào để bảo vệ sự bình yên cho các danh lam thắng cảnh ở nước nhiễu loạn, quay ta? (T) |