Yến Vy Hoàng | Chat Online
04/01/2024 11:55:21

Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023 - 2024
HUYỆN CẨM XUYÊN
Môn: Ngữ văn - Lớp 8
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao nhận đề)
I. Đọc hiểu: (5.0 điểm)
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi nghĩ rằng, tình yêu thương con người, lòng nhân ái đã có cội nguồn sâu xa trong
lịch sử dân tộc ta từ ngàn đời nay, bởi vì, từ buổi bình minh ra đời của dân tộc này, tất cả chúng
ta cùng một bọc, cùng “đồng bào”, đều là “con Rồng, cháu Tiên”. “Đất là nơi Chim về/Nước là
nơi Rồng ở/Lạc Long Quân và Âu Cơ/Đé ra đồng bào ta trong bọc trứng” (Nguyễn Khoa Điềm)...
Đó là tình cảm ruột thịt, anh em yêu thương gắn bó, cùng một cội nguồn của cả dân tộc ta. Vì lẽ
đó mà thay mặt đồng bào mình, Bác Hồ đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam
là một”, “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Đó là một
cội nguồn sâu thẳm nhất tạo nên lòng nhân ái, tình thương yêu ruột thịt của đồng bào ta từ ngàn
xura đến
nay.
Lòng nhân ái-tình thương người xuất phát từ sự quý trọng, khẳng định và tự hào về
chính những giá trị CON NGƯỜI. Cha ông ta cảm nhận thật là giản dị mà sâu sắc lạ thường
“Người là HOA đất”. Tình yêu thương dành cho con người chính vì con người là hoa đẹp nhất
của đất. Vì vậy, con người, như là một lẽ tự nhiên, trong tình cảm của dân tộc ta, phải yêu
thương, trân trọng nhau. “Thương người như thể thương thân”. Không một chút vụ lợi, không
bao giờ là sự thương hại, là ban ơn, mà tình yêu thương đó mãi mãi là sự trân trọng, đồng cảm
và thấu hiểu giữa con người với con người. Phải chăng, đó là giá trị đặc biệt của tinh thần
nhân ái Việt Nam?...
Từ cội nguồn sâu xa nêu trên, lòng nhân ái, tình thương người của cha ông ta, của dân
tộc ta tiếp tục được giữ gìn, bồi đắp và phát triển qua quá trình vô cùng gian nan mà đầy tự
hào cùng nhau khai phá giang sơn, mở mang bờ cõi và giữ gìn, bảo vệ đất nước. Sinh ra từ
một bọc, người Việt đã dũng cảm, kiên cường vươn xa, lên rừng, xuống biển, khai phá đất
mới phía Nam, nhưng dù đi đâu, về đâu, cha ông ta vẫn đinh ninh lời thề “Người trong một
nước phải thương nhau cùng”, “Tuy rằng xứ Bắc, xứ Đông/khắp trong bờ cõi cùng dòng anh
em
(Nhân ái một giá trị văn hóa Việt Nam, Đinh Xuân Dũng, https://nhandan.vn ngày 24/01/2022)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Nghị luận
Câu 2: Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì?
Câu 3: Theo tác giả, cội nguồn sâu thẳm nhất tạo nên lòng nhân ái của dân tộc ta là gì?
Câu 4: Giải thích nghĩa của từ Hán Việt “giang sơn”.
Câu 5: Câu: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một." sử dụng biện pháp tu từ
đặc sắc nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 6: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 3 đến 5 câu) bàn về sự kỳ diệu của lòng nhân ái.
Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn