Đọc văn bản và trả lời câu hỏiVIÊN KẸO CAN ĐẢM Một cậu bé khoảng tám tuổi dắt cô em gái vào cửa hàng. – Cô bán cho cháu viên kẹo can đảm ạ. Tôi nhón người nhìn kĩ cậu bé để xem mình có nghe nhầm không. Cậu bé nhìn tôi với đôi mắt trong sáng, nghiêm túc, ánh mắt như ra hiệu điều gì đó. Bên cạnh, bé gái hết nhìn tôi rồi nhìn anh nó, nét mặt hơi căng thẳng. – Tất nhiên là cô có viên kẹo đó rồi. Nhưng cháu mua nó để làm gì? – Cháu mua cho em cháu – Cậu bé nhìn em nó rồi nhìn tôi – Mẹ cháu phải trực trong bệnh viện, bố cháu làm ở công trình xa. Chỉ có hai anh em cháu ở nhà. Em cháu sợ ma. Cháu dỗ dành thế nào em cháu cũng vẫn sợ. Cháu nói ăn kẹo can đảm vào là hết sợ liền. Nghe thế, em đòi đi mua liền ạ. Cô bé nhìn tôi, ánh mắt như muốn xác nhận điều anh nó nói là đúng. Tôi lấy ra ba viên kẹo gừng và nói: – Đây là ba viên kẹo can đảm. Chỉ có điều kẹo hơi cay. Ăn nhiều cay nhiều. Nếu cháu ăn được viên đầu tiên thì bắt đầu có sự can đảm. Viên thứ hai thì sự can đảm tăng dần. Viên thứ ba thì cháu hoàn toàn can đảm. Cháu có sợ cay không? – Không, cháu không sợ! – Cô bé nói, giọng cương quyết. Nhìn theo hai anh em ra khỏi cửa hàng với những bước đi nhanh nhẹn, lòng tôi đầy niềm vui. Theo Từ Nguyên Thạch Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc điền vào chỗ chấm Câu 1: (0,25 đ) Cậu bé dắt em gái đến cửa hàng mua kẹo để: A. Dỗ em nín khóc. B. Nghe giải thích về loại kẹo can đảm. C. Giúp em hết sợ hãi khi bố mẹ vắng nhà. D. Cho em ăn thử loại kẹo gừng cay. Câu 2: (0,25 đ) Khi hỏi mua kẹo, bằng ánh mắt ra hiệu, cậu bé muốn cô bán hàng hiểu rằng: A. Bố mẹ cậu đang đi vắng B. Em gái cậu đang sợ hãi. C. Kẹo can đảm chính là kẹo gừng. D. Cậu đang giả vờ nói về kẹo can đảm. Câu 3: (0,25 đ) Khi nhìn theo hai anh em cậu bé ra về, cô bán hàng thấy vui vì: A. Bán được ba viên kẹo gừng. B. Giúp được cậu bé đem lại sự can đảm cho cô em gái. C. Buồn cười trước sự ngây thơ của cô bé. D. Đánh lừa được hai đứa trẻ khờ khạo. Câu 4: (0,5 đ) Em học tập được điều gì ở cô bán hàng và cậu bé trong câu chuyện? Câu 5: (0,25 đ) “Cô bán cho cháu viên kẹo can đảm ạ.” Câu văn này thuộc kiểu: A. Câu kể – Ai làm gì? B. Câu cảm C. Câu kể – Ai thế nào? D. Câu khiến Câu 6: (0,5 đ) “Cậu bé nhìn tôi với đôi mắt trong sáng, nghiêm túc, ánh mắt như ra hiệu điều gì đó.” Tìm trong câu trên: 1 danh từ: …………………………………………… 1 động từ: ……………………………………………….………….… 1 tính từ : …………………………………………… 1 đại từ xưng hô: ………………………………………………… Câu 7: (0,5 đ) Xếp các từ sau đây thành 2 nhóm: từ ghép và từ láy ( nhanh nhẹn, cương quyết, dỗ dành, can đảm) Từ ghép: ………………………………………………………………………………………………… ……………………………… Từ láy: ………………………………………………………………………………………………… ……………………………… Câu 8: (0,5 đ)T ìm trong bài đọc và viết lại một câu văn có dùng quan hệ từ thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả. Gạch dưới quan hệ từ đó. …… ………………………………………………………………………………………………… ….…………………………….. Câu 9: (0,5 đ) Dòng nào dưới đây có chứa từ bay là nghĩa gốc? A.Người ta làm muối bằng cách phơi nước biển cho bay hơi. B. Đàn cò trắng phau bay trên nền trời xanh thẫm. C.Trên đầu anh, đạn vẫn bay vèo vèo. D. Tôi bay từ Hà Nội vào Đà Lạt mất 1 giờ 30 phút. Câu 10: (0,5 đ) Xác định thành phần câu : Sáng hôm ấy, quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách cứu voi khỏi bãi lầy nhưng vô hiệu. Chủ ngữ : ………………………………………………………………………………… Vị ngữ: ………………………………………………………………………………… Trạng ngữ : ………………………………………………………………………………… Câu 11: (0,5 đ) Từ nào không đồng nghĩa với từ hợp tác? A. Hợp lực B. Hòa hợp C. Hợp sức D. Cộng tác Câu 12: (0,5 đ) Xác định từ loại của các từ in đậm trong câu sau: Tôi vừa ngẩng đầu lên liền bắt gặp những giọt nước mắt của mẹ. - Mẹ sao thế ạ? - Mẹ sung sướng quá con ạ! Thế là từ nay con đã bắt đầu nuôi gia đình rồi |