Mở đầu một bài thơ, nhà thơ Huy Cận viết----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- MÔN: NGỮ VĂN 9 (Thời gian làm bài: 90 phút) Phần I (6,5 điểm) Mở đầu một bài thơ, nhà thơ Huy Cận viết: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Và tác giả khép lại bài thơ bằng câu: Mắt cả huy hoàng muôn dặm phơi. (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2014) Câu 1. Có bạn học sinh cho rằng bài thơ được Huy Cận viết theo trình tự thời gian. Có bạn lại cho rằng bài thơ được viết theo trục không gian. Ý kiến của em như thế nào? Tại sao em lại cho là như vậy? Câu 2. Chép lại chính xác hai câu thơ diễn tả sự mở đầu và kết thúc của buổi đánh cá. Câu 3. Gọi tên và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận Tổng – phân – hợp làm nổi bật cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh ở bài thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và phép nối để liên kết (gạch dưới câu cảm thán và từ ngữ dùng làm phép nối). Câu 5. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có một văn bản khắc họa rất rõ nét hình ảnh những con người hăng say lao động xây dựng đất nước. Hãy kể tên văn bản và tên tác giả đó? (0,5d). Phần II (3,5 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người xảy ra cuộc tranh luận và một người nói năng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định bơi đến. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần. Người bạn đi cùng đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người bạn hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát còn bây giờ anh lại khắc lên đá ?” Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ nhanh chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đả, trong lòng người”. ( Trích Hạt giống tâm hồn, tập 4, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh,2004) Câu 6. Trong đoạn trích trên, yếu tố nghị luận được sử dụng ở câu văn nào? |