Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- Phần I: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: MÙA GIÁP ILẠT.. Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường xuyên. Ba anh em tôi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sẵn và khoai lang, chúng tôi cử vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế, bổ mẹ luôn ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tôi không để ý đến những hành động đó. Trong bữa cơm, thường có một bát mắm tôm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ bằm thật nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng. Chỉ đơn sơ vậy thôi, là anh em tôi thấy ngon biết mấy. Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với biết bao lo lắng. Tóc bổ ngày một bạc thêm như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỉ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lòng không khỏi cảm thấy rưng rưng. Quê tôi không còn cảnh phải ăn cơm độn sắn khoai. Nhưng tôi vẫn nhớ lắm những mùa giáp hạt... ... (Trích Mùa giáp hạt..., Nguyễn Trung Thành, Báo Giáo dục và Thời đại số 100, ra ngày 26/4/2018, trang 50) Câu 1. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu in đậm ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết. Câu 2. Trong văn bản trên, tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm gì với gia đình? Câu 3. Từ nội dung văn bản trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái. Phần II: (7,0 điểm) Trao đổi với người đọc về tác phẩm của mình, một nhà thơ đã từng chia sẻ: “Bài thơ của tôi là một cuộc chạy đua giữa con người và thiên nhiên, và con người đã chiến thắng. Tôi coi đây là khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ, với niềm vui.” Câu 1: Tác giả nói đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9? Cho biết tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ? (Câu 2: Trong bài thơ em vừa nêu có nhiều từ “hát” khiến cả bài thơ như một khúc tráng ca. Hãy chép lại những câu thơ có từ “hát” và nêu ý nghĩa của từ đó? Chỉ ra một câu thơ có từ “hát” được dùng là nghệ thuật ẩn dụ? Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 15 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lao động trong bài thơ trên, trong đoạn có sử dụng câu bị động và thành phần phụ chú. (Gạch chân và chú thích rõ). Cho biết đoạn văn em vừa viết diễn đạt theo cách nào? Câu 4: Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về vẻ đẹp người lao động. Nêu rõ tên tác giả. Hết (Giám thị không giải thích gì thêm) 11 |