Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:c3 phần 1 ----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang) Phần I (6,5 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giấy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao. Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba...a...a...ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xẻ sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Câu 1: Em hãy cho biết đoạn trích trên trong tác phẩm nào,của ai? Tác phẩm ấy ra đời trong hoàn cảnh nào? Tìm và ghi lại một câu văn có thành phần phụ chú trong đoạn trích. Câu 2: Trong đoạn trích có lời thoại của ông Sáu và bé Thu. Hãy cho biết sự khác nhau về ngữ điệu của hai lời thoại ấy và giải thích vì sao có sự khác nhau đó? Câu 3: Kể tên một tác phẩm viết về tình cảm gia đình trong chương trình Ngữ văn 9 (ghi rõ tác giả). Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận qui nạp nêu cảm nhận của em về tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu trong tác phẩm. Trong đoạn có sử dụng một câu bị động và một câu văn có dùng hình ảnh so sánh(gạch dưới câu bị động và câu văn có dùng hình ảnh so sánh). Ôn văn vào 10 Hà Nội Phần II (3,5 điểm): Cho đoạn trích sau: (1)Nhà khoa học người Anh Phơ - răng - xít Bê - cơn (thế kỉ XVI - XVII) đã nói một câu nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh”... (2)Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức. (3)Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. (4)Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực! (Hương Tâm, Tri thức là sức mạnh, Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục, 2018) Câu 1: Theo tác giả, nếu không biết quý trọng tri thức thì sẽ dẫn đến những hậu quả nào? Câu 2: Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu (3) và (4) và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết. Câu 3: Từ nội dung đoạn trích trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ của mình (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: “Tri thức là sức mạnh". -Hết- Họ và tên thí sinh: Số báo danh: |