Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: THỎ VÀ RÙA Ngày xưa, thỏ lúc nào cũng cười mũi con rùa về sự chậm chạp. Nhưng rùa thì dằn lòng trước sự khoe khoang của thỏ. Một hôm, trước đông đủ bá thú, rùa thách thỏ chạy thi. Thỏ trả lời: Đừng có đùa! Bạn không biết là tôi có thể chạy cả chục vòng quanh bạn hay sao. Rùa mỉm cười: Không cần nhiều lời. Muốn biết ai nhanh thì cứ việc thi. Thế là trường đua được vạch ra. Con cáo làm trọng tài. Nó hú ba tiếng là cuộc thi bắt đầu. Thoắt một cái, con thỏ đã biến mất. Con rùa cứ chậm chạp bước theo. Các thù khác ở dọc đường cổ võ1. Một lúc sau, thỏ đứng lại đợi rùa, nhân tiện diễu2 chơi cho bõ ghét. Đợi một lúc mà rùa vẫn chưa tới. Thỏ vừa thiêm thiệp vừa lẩm bẩm: Ta cứ chợp mắt một tí trên bãi cỏ này. Khi trời mát xuống, ta sẽ chạy tiếp cũng chẳng muộn gì! Thế rồi nó dạng chân, duỗi tay, nhắm mắt ngủ ngon lành. Một lúc sau, con rùa ì ạch bò tới. Nó bò qua chỗ con thỏ đang ngủ say, rồi đến được mức cuối. Tiếng reo hò náo nhiệt. Lúc đó, con thỏ vừa mở mắt. Biết mình thua cuộc, thỏ xấu hổ trốn vào rừng. (158 Truyện ngụ ngôn Aesop, Phan Như Huyên, 1995,http://sites.google.com/sites/158truyenngungonaseop/131---150) *Chú giải: (1)cổ võ: tác động, khích lệ tinh thần, làm cho hăng hái, phấn chấn và hoạt động tích cực hơn lên. (2)diễu: chế nhạo, làm cho đối phương thấy hổ thẹn. *Câu hỏi đọc hiểu: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của văn bản. Câu 2: Đề tài của văn bản trên là gì? Câu 3: Xác định nhân vật, không gian, thời gian, tình huống của truyện? Câu 4: Em hãy lí giải vì sao con rùa chạy chậm hơn mà lại chiến thắng thỏ trong cuộc thi chạy? Câu 5: Câu chuyện trên đem đến cho chúng ta bài học gì? *Câu hỏi viết đoạn: Sau khi đọc truyện Thỏ và rùa, một số bạn cho rằng, việc rùa thắng thỏ là khó xảy ra trong thực tế (nếu không phải vậy thì đã chẳng có câu: “chậm như rùa”). Các bạn khác lại cho rằng việc rùa thắng thỏ là xứng đáng và rất thuyết phục. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?(Trả lời dưới hình thức một đoạn văn dài 5-7 câu) *Câu hỏi viết bài: Người ta có thể rút ra nhiều bài học khác nhau từ một truyện ngụ ngôn. Hãy làm sáng tỏ điều đó qua truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi.
|