ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 NGỮ VĂN 12Giúp em ngữ Liệu 2 3 với ạ ----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 NGỮ VĂN 12 I. PHÂN ĐỌC HIỂU 1. Đọc đoạn trích: ...Khi nhìn cuộc đời với ánh mắt tiêu cực, người ta sẽ luôn thấy hoài nghi, lo âu, sợ hãi. Lúc đó, người ta sẽ không làm việc tốt hơn, ít yêu thương hơn, ít cống hiến hơn; sẽ đánh mất tiềm năng và sự tốt đẹp trong bản thân họ. Sự quá tải thông tin tiêu cực sẽ làm mất niềm tin, không mang lại cho xã hội sự an toàn hơn và không giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn. ...Khi gửi niềm tin yêu vào con người, nếu ta là một người sống hết mình vì mọi người, luôn tin tưởng, sẵn sàng bao dung và tha thứ thì ta sẽ có niềm tin và sẽ sống có ý nghĩa hơn. Chúng ta không nên chỉ nhìn vào những mặt trái của cuộc sống rồi vội đánh mất niềm tin vào bản thân, vào thế giới xung quanh. Trách nhiệm tìm lại niềm tin vào cuộc sống phải là tự thân mỗi người. Hãy tự vấn ta đã và sẽ làm gì cho cuộc đời này, cho xã hội này ngày càng đáng sống hơn. Đừng nghĩ là xã hội vô cảm và dần thiếu vắng người tốt. Lòng tốt vẫn quanh đây. Chúng ta không sợ người xấu mà chỉ sợ người tốt không làm gì. (Đừng đánh mất niềm tin của Diệp Văn Sơn, báo Người lao động số ra ngày 30/8/2015) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 : Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2 : Theo tác giả, những nguyên nhân nào khiến con người mất niềm tin? Câu 3 : Vì sao tác giả cho rằng: "Trách nhiệm tìm lại niềm tin vào cuộc sống phải là tự thân mỗi người"? Câu 4 : Văn bản trên đã mang đến cho anh/chị thông điệp gì? 2. Đọc đoạn trích: Đèn tắt. Chưa bao giờ trời tối đến thế, chỉ nghe tiếng nước vỗ ì oạp vào tai xe. Tôi cố tiến, lùi nhưng xe chỉ lắc lư, vòng lái nặng như cối đá. Giữa đêm lạnh mà quần áo tôi ướt đẫm. Nguyệt để cả quần áo thế, nhanh nhẹn lội phăng sang bên kia bờ giúp tôi cột dây tới vào một gốc cây. Tôi xoay sở như đánh vật một lúc, cuối cùng cũng đưa chiếc xe leo lên được tới quãng đường rải đá khấp khểnh. Chúng tôi thở không ra hơi, đang mò mẫm cuốn dây tới thì máy bay đến. Từ sau rặng núi đá dựng đứng bên trái, bọn chúng ập đến như tiếng sét. Tiếng máy bay ầm ầm. Tôi vút vòng dây sắt nặng trĩu trên tay, chạy nhào về phía xe. Vừa chạy được hai bước, tôi đã bị Nguyệt túm trở lại, nhanh và khoẻ hết sức. Nguyệt đẩy tôi ngã vào giữa một vật gì rất cứng và sâu. Nghe hơi thở và tiếng nói của Nguyệt rất bình tĩnh: "Chúng đánh tọa độ đấy!". (Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu, Tạp chí tác phẩm mới, số 54, tháng 10- 1975) Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2: Xác định ngôi kể trong đoạn trích. Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn sau: “Tôi cố tiến, lùi nhưng xe chỉ lắc lư, vòng lái nặng như cối đá”. Câu 4: Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về thái độ của tác giả trong đoạn trích. 3. Đọc đoạn trích: Nguyệt hướng dẫn cho tôi đánh xe rẽ sang con đường xế về phía ngầm. Con đường thấp hẳn xuống, quanh co, sục lên một thứ bùn quánh nhão nhoét quanh những hố bom cũ và mới. Tôi dán mắt vào mặt kính, thận trọng lái hai bánh trước tránh hai vệt bánh xe như hai cái rãnh thoát nước ở giữa đường. Có đoạn bánh trước sục xuống rãnh sâu quả. Nguyệt phải xuống “Xinhan”cho tôi kéo lên. Có đoạn không nhích lên được. Tôi phải cài số phụ, rồi tăng ga mãi. Không khí trong buồng lải nóng sực. Lốp xe quay tròn, xiết lên đá tỏe lửa khét lẹt. Nguyệt nhìn đoạn đường khó đi nói như thanh minh: Chúng nó ném bom luôn, chúng em đã rải bao nhiêu đá mà đường sá còn ra thế ! (Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu, Tạp chí tác phẩm mới, số 54, tháng 10- 1975) Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích. Câu 2 : Xác định ngôi kể trong đoạn trích. Câu 3 : Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn sau: “Con đường thấp hẳn xuống, quanh co, sục lên một thứ bùn quánh nhão nhoét quanh những hố bom cũ và mới”. Câu 4 : Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về thái độ của tác giả trong đoạn trích. |