Tuấn Lê | Chat Online
16/03/2024 21:39:40

Viết lại một bài văn có nội dung giống đoạn văn sau:


Giúp e viết lại một bài giống vậy với nội dung ngắn hơn nhưng xúc tích(viết lại bài,không phải tóm tắt)
EM CẢM ƠN Ạ!
Chắc hẳn chúng ta không thể quên được tác giả người Nga Iu-ri Na-ghi-bin với những tác phẩm ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc. Trong các tác phẩm để đời của ông thì Cây sồi mùa đông là tác phẩm tôi ấn tượng nhất. Tác phẩm này đã mở ra cho chúng ta thấy một bức tranh vô cùng đẹp đẽ của thiên nhiên mùa động thông qua cái con đường đi học của cậu bé Xa-vu-skin. Điều đặc biệt là cậu bé chẳng lần nào đi học đúng giờ cả dù cho nhà của cậu bé cách trường không xa. Cũng chính vì điều này mà cô giáo An na Va-xi-li-ep-na của cậu đã không khỏi bất ngờ những phát hiện thú vị ở trong khu rừng bí ẩn này.
 
Giới thiệu về cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na là một cô giáo trẻ dạy văn giỏi và được nhiều người trong vùng biết đến. Cô dạy cho một lớp học tiểu học ở một vùng nông thôn. Khi giao bài tập cho học sinh của mình thì các em trong lớp đều làm đúng duy chỉ có cậu bé Xa-vu-skin là cho kết quả sai.Câu hỏi của cô chính là yêu cầu lấy ví dụ về một danh từ, các bạn học sinh đã tìm được rất nhiều danh từ chẳng hạn như con mèo, ngôi nhà. Tuy nhiên cậu bé Xa-vu-skin lại lấy ví dụ là cây sồi mùa đông. Cô đã giải thích cho cậu hiểu rằng cây sồi là danh từ còn mùa đông lại là một loại từ khác nhưng cậu bé vẫn khẳng định rằng cây sồi mùa đông chính là một danh từ. Trước sự bướng bỉnh của cậu, cô An-na Va-xi li-ep-na đã yêu cầu cậu đưa mình về nhà gặp bố mẹ của cậu bé. Và cũng chính có chuyến đi này mà cô đã cái nhìn mới hơn về cậu học trò cũng như là dần thay đổi lại cách nhìn nhận sự việc của mình.
 
Xuyên suốt tác phẩm này là hình ảnh của hai cô trò đã cùng nhau tham quan cả khu rừng mùa đông. Cũng vì lẽ này mà cậu học trò nhỏ đã cho cô giáo thấy được lối suy nghĩ của cô đôi khi cũng không hẳn là đúng. Mọi kiến thức không hẳn lúc nào chúng ta cũng tiếp thu theo hướng cổ điển hay nói cách khác là theo hướng sách vở mà chúng ta còn cần sự linh hoạt cách tiếp thu theo bản thân mình. Chúng ta có thể tiếp thu nhiều nguồn khác nhau như từ bạn bè, kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế. Trong tác phẩm này thì tác giả người Nga đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa là chính để mọi chi tiết ở trong tác phẩm này như có hồn hơn. Đặc biệt hơn cả là hình ảnh gốc cây sồi trở nên có phần sinh động không hề đơn điệu chút nào.
 
Hơn nữa, một chi tiết nổi bật trong tác phẩm phải kể đến là hình ảnh cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na nhận ra rằng mình đang hiểu nhầm cậu học trò bé nhỏ. Từ chi tiết này mà người đọc cảm nhận được rằng mọi kiến thức mà chúng ta có thì đều phải tích lũy từ các trải nghiệm thực tế. Giống như cậu bé Xa-vu-skin, cậu bé này đã tìm ra danh từ cây sồi mùa đông từ chính trải nghiệm thực tế của bản thân.
Bài tập chưa có câu trả lời nào. Rất mong nhận được trả lời của bạn! | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn