Bạn nào viết cho mình thêm ý kiến 2 cho bài nghị luận hiện tượng lười học với ạBạn nào viết thêm ý kiến 2 cho bài nghị luận hiện tượng lười học( viết ý kiến thôi cũng được, ko cần lí lẽ, bằng chứng đâuu ) giúp mình nheee ( Mình tặng 100 xu nè, iuu iuu ạ, moazzzz =33 ) Mí bạn có thể tham khảo đoạn văn và dàn ý dưới đây heee ----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- I. Mở bài: - Giới thiệu được vấn đề nghị luận: hiện tượng lười học của một số học sinh hiện nay. - Nêu ý kiến về vấn đề nghị luận: hiện tượng đáng buồn. I. Thân bài: a) Li giải thực trạng, biểu hiện của hiện tượng lười học - Không có tinh thần, luôn chán nản, thiếu tập trung trong giờ học. - Về nhà không chịu học. - Đến lớp với tình trạng bài tập chưa làm, bài cũ không hiểu, bài mới chưa chuẩn bị. b) Bản luận về vấn đề (Nêu ít nhất 2 ý kiến ) - Khẳng định ý kiến không tán thành về hiện tượng tiêu cực, cần được chấn chỉnh: + Hiện tượng đáng bị lên án. + Ngày càng phổ biến: học sinh không nghĩ đến hậu quả. - Nêu lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến không tán thành với hiện tượng: +Thực trạng: • Học sinh mải chơi, không tập trung vào việc học, trên lớp nói chuyện riêng, không nghe giảng, về nhà chỉ lo đi chơi bỏ mặc bài tập về nhà. • Đến lớp với tình trạng bài tập chưa làm, bài cũ không hiểu, bài mới chưa chuẩn bị. • Chưa có trách nhiệm với nhiệm vụ mà giáo viên bộ môn giao. +Nguyên nhân: • Đang trong độ tuổi hiếu kỳ, ham chơi, thích khám phá. • Bản tính ngang bướng: thích làm theo sở thích hơn nhiệm vụ cần làm. • Bản tính lười biếng, thụ động, muốn phụ thuộc vào những thứ có sẵn. + Hậu quả: • Kết quả học tập ngày càng giảm sút. • Tỉ lệ học sinh bỏ học và trốn học ngày càng nhiều • Nhiều em bị dụ dỗ vào các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến tư duy cũng I như sự phát triển toàn diện, cách làm người của các em. • Trở thành nỗi lo cho phụ huynh, gánh nặng của xã hội. ( Sử dụng bằng chứng rõ ràng thuyết phục ) c) Mở rộng, lật lại vấn đề - Nhiều em học tập chăm chỉ, có kế hoạch học tập rõ ràng, luôn xem việc học và rèn luyện là mục tiêu phấn đấu,... - Chăm học không đồng nghĩa với việc chỉ biết đến sách vở. II. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề: hiện tượng lười học của một số học sinh hiện nay cần thay đổi. - Đề xuất giải pháp ( bản thân, gia đình, nhà trường), bài học nhận thức và lời khuyên về ý thức học tập: chăm học, có phương pháp học,... Đây thực sự là một tỉnh trạng đáng bị lên án! Học sinh cứ mãi chơi, không tập trung vào việc học, lên lớp thì cứ mãi nói chuyện, không nghe giáo viên giảng bài. Mà khi về nhà lại chỉ lo đi chơi mà bỏ mặc bài tập giáo viên giao. Những điều ấy đều bắt nguồn bởi họ đang trong độ tuổi hiếu kỳ, ham chơi, lại thích khám phá những thú vui mới lạ. Cộng với việc mạng xã hội ngày càng phát triển khiến họ không khỏi đâm đầu vào những thứ vô bổ. Những học sinh ấy không hề lường trước được hậu quả mà tình trạng ấy gây ra dẫn đến việc kết quả học tập ngày càng giảm sút. Tỉ lệ học sinh bỏ học và trốn học ngày càng nhiều. Theo dữ liệu công bố của PISA, sau khi xử lí bằng phần mềm SPSS, kết quả cho thấy có 8,7% học sinh Việt Nam trốn học cả ngày, 6,3% học sinh trốn tiết. Hay như tình trạng của T.T.K, được biết K. sinh năm 1997 và xuất thân từ một gia đình bình thường tại thành phố Chung Tưởng, Hồ Bắc, Trung Quốc. Từ nhỏ, cậu bộc lộ rõ sự thông minh, nhạy bén với các con số. Ở trường. thành tích của K. luôn đứng top đầu. Đến cấp 3, cậu thi đỗ vào THPT số 1 Chung Tường - ngôi trường chọn tốt nhất của thành phố lúc bấy giờ. Trong suốt 12 năm liền, T.T.K đạt nhiều thành tích học tập và các giải thưởng cấp trường, địa phương. Năm 2015, K. bước vào kỳ thi đại học. Với thành tích học tập nổi trội, cậu đã đạt được 690/750 điểm, trở thành thủ khoa khối Tự nhiên của thành phố Chung Tưởng, đứng thứ 8 toàn tỉnh Hồ Bắc. Tưởng chừng tương lai của T.T K. sẽ thật sáng láng. thể nhưng cậu bị nhà trường đuổi học vì nghiện game và trượt quá số môn quy định. Từ một sinh viên kỷ luật và chăm chỉ, anh trở thành kẻ nghiện game đến mất kiểm soát. Đây thật là một hiện tượng đáng buồn! |