chip chip | Chat Online
19/03 21:11:30

Bài thơ Ánh trăng được viết theo thể thơ nào


ÁNH TRĂNG

Hồi nhỏ sống với đồng 
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
 vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên 
hồn nhiên như cây cỏ 
ngỡ không bao giờ quên 
cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.

(Ánh trăng, Nguyễn Duy, NXB Tác phẩm mới, 1984)


Nhận biết
Câu 1: Bài thơ Ánh trăng được viết theo thể thơ nào?
Năm chữ.
Tự do
Bốn chữ.
Lục bát
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên là gì?
Biểu cảm
Miêu tả
Tự sự
Nghị luận
Câu 3: Khi gặp lại vầng trăng trong một tình huống đột ngột, nhà thơ đã có cảm xúc như thế nào?
Rưng rưng.
Lo âu.
Ngại ngùng.
Vô cảm
Câu 4: Trong bài thơ trên, tác giả nhắc tới những thời điểm nào?
Hồi nhỏ, hồi chiến tranh và hồi về thành phố
Hồi về thành phố
Hồi nhỏ    .
Hồi chiến tranh.
Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Vầng trăng thành tri kỉ”?
Nhân hóa
So sánh
Nói quá
Nói giảm, nói tránh
Câu 6: Từ cứ trong câu thơ “Trăng cứ tròn vành vạnh” thuộc từ loại nào?
Phó từ
Danh từ.
Động từ.
Tính từ
Thông hiểu:
Câu 7: Từ tri kỉ trong câu “Vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?
Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình
Biết được giá trị của người nào đó

Người có hiểu biết rộng
Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình
Câu 8: Từ người dưng trong câu thơ: “Vầng trăng đi qua ngõ - như người dưng qua đường” có nghĩa là gì?
Người hoàn toàn xa lạ
Lá người đã quen biết từ lâu.
Là người mới quen biết.
Là người vừa gặp là quen.
Câu 9: Từ “vô tình” trong câu thơ “kể chi người vô tình” có những lớp nghĩa nào?
Không có tình nghĩa, không có tình cảm
Không chủ ý, không cố ý.
Không có tội tình gì.
Không cần thiết..
Câu 10: Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì?
Hình ảnh của quá khứ nghĩa tình, vẫn tròn đầy, trọn vẹn
Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy
Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn.
Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng.
Câu 11: Vì sao đến cuối bài thơ, tác giả lại “giật mình” ?
Vì tác giả chợt nhận ra sự vô tình của mình và thấy cần phải trân trọng những gì đã qua.
Vì tác giả vốn hay bị giật mình trước những tình huống bất ngờ.
Vì vầng trăng đã gợi lại kỉ niệm xưa.
Vì bất ngờ “ta” gặp lại vầng trăng xưa.
Câu 12: Tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm qua bài thơ là gì?
Con người có thể vô tình, lãng quên tất cả, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình, quá khứ thì luôn đong đầy, bất diệt
Thiên nhiên, vạn vật thì vô hạn, tuần hoàn còn cuộc đời con người thì hữu

hạn người

Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết của con

Cuộc sống vật chất dù đầy đủ cũng sẽ tiêu tan, chỉ có đời sống tinh thần

là bất diệt.

Câu 13: Nhận định nào nói đúng nhất vấn đề về thái độ của con người mà bài thơ đặt ra?
Thái độ ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Thái độ với con người đã khuất.
Thái độ đối với chính mình.
Thái độ quan tâm đến mọi người.
 
Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn