Đậu Mắn Tép Bún | Chat Online
21/03 21:13:14

Mùa xuân luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Thanh Hải cũng góp vào đề tài này bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 viết theo thể thơ đó


ĐỀ LUYỆN TỔNG HỢP
ĐỀ SỐ 17
(Tuần 27 – Ngày giao: 16/3 – ngày chữa: 22/3/2024)
PHẦN I (6,0 điểm).
Mùa xuân luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Thanh Hải cũng góp vào
đề tài này bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên một tác
phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó.
Câu 2 (1,5 điểm): Trong khổ thơ đầu, tác giả cảm nhận âm thanh của tiếng chim chiền chiện
bằng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này, các từ “ơi”, “hót chỉ” được dùng để làm gì?
Qua đó, giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng nhà thơ?
Câu 3 (0,5 điểm): Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ so sánh trong hai câu thơ:
“Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
Câu 4 (3,5 điểm) Khép lại bài thơ, Thanh Hải viết:
“Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)
Bằng một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp, em hãy làm rõ cảm xúc
của tác giả ở khổ thơ trên. Trong đoạn văn em viết có sử dụng một câu trần thuật đon có tử là,
một phép thế. (Hãy gạch chân rồi chú thích rõ câu trần thuật đơn có từ là và phép thế).
PHẦN II (4,0 điểm).
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
... Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với biết
bao lo lắng. Tóc bố ngày một bạc thêm như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thế lớn lên
trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm
bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Bây
giờ ngồi ôn lại những kỉ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lòng không khỏi cảm thấy rưng
rừng... Quê tôi không còn cảnh phải ăn cơm độn sẵn khoai. Nhưng tôi vẫn nhớ lắm những mùa
giáp hạt...
(Trích “Mùa giáp hạt” - Nguyễn Trung Thành, Báo “Giáo dục và Thời đại )
Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 2 (0,5 điểm): Em hãy gọi tên phép liên kết và chỉ rõ phương tiện liên kết có trong hai câu
cuối của đoạn trích.
Câu 3 (1,0 điểm): Cụm từ “lớn lên” trong các câu văn in đậm được tác giả dùng phép tu từ gì?
Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích trên cùng với những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn
văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bay suy nghĩ về ý nghĩa của sự hi sinh thầm
lặng trong cuộc sống.
Bài tập đã có 2 trả lời, xem 2 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn