Dũng Quang | Chat Online
22/03/2024 15:41:15

Theo anh/chị, bài học có ý nghĩa nhất đối với thế hệ trẻ hôm nay được rút ra từ câu chuyện trên là


 

Văn bản truyện Những ngày mới (Thạch Lam)

 Cánh đồng lúa chín lóe vàng dưới mặt trời buổi trưa. Từng chỗ, ở thửa ruộng nào đã gặt rồi, gốc rạ lấp lánh như dát bạc. Phía xa, làng mạc ở chân trời rung động trong ánh nắng.

Tân nằm trên thảm cỏ, nhìn lên. Qua khe lá lung lay, chàng thấy trời xanh trong và mát. Mùi cỏ và mùi lúa thơm bốc lên xung quanh, Tân cảm thấy cái sung sướng của một người làm xong công việc. Chàng thấy vui vẻ, một mối tình nảy nở giữa tâm hồn Tân với những người thợ gặt giản dị và mộc mạc chung quanh chàng.

Họ làm việc xong cũng vui vẻ, sung sướng tuy những lúa gặt không phải là của họ. Tân cũng vậy, chàng biết rằng những bó lúa kia đem bán đi thì có lẽ không đủ tiền trả công người làm. Song những bông lúa ấy đối với Tân quý lắm và như có một ý nghĩa thiêng liêng, đấy là kết quả của cả một năm làm lụng khó nhọc và vất vả.

Tân nhìn xuống đồi, ngắm nghía những dải mây trắng lững thững ở phía xa. Từ khi trở về quê, chàng quen nhìn xét những đám mây mà trước kia ở tỉnh chàng không bao giờ để ý đến. Tân nhớ lại tất cả quãng đời niên thiếu của mình đã qua ở tỉnh thành. Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, cha mẹ chàng đã gởi chàng ở nhà ông chú làm việc trên Hà Nội. Nhà chàng cũng không lấy gì làm giàu có, nhưng cũng vào bậc nhất nhì trong làng. Quanh năm cày cấy mươi mẫu ruộng ở ven đồi và chăm bón mấy nương chè, sắn, cũng thừa đủ chi dụng trong nhà.

Cũng như tất cả những nhà giàu khác ở trong làng, cái hy vọng của cha mẹ Tân là cho chàng đi học để trở nên thầy thông hay thầy ký... Mà lúc bấy giờ, chí nguyện của Tân cũng chỉ có thế, chàng hết sức chăm học nên năm mười tám tuổi đã đạt được cái hy vọng của gia đình.

Tân mỉm cười khi nghĩ đến cái tâm trạng của mình lúc mới đi làm; nghĩ đến cái anh chàng lúc nào cũng ăn bận chải chuốt như một cô gái, lúc nào cũng nghĩ đến cái quan trọng của mình. Hình như mỗi cử chỉ của thầy ký trẻ tuổi đều có ảnh hưởng đến mọi người.

Khi có nạn kinh tế, chàng mất việc. Cái chán nản của Tân và của cha mẹ chàng lúc bấy giờ thực đến cực điểm. Cha chàng buồn rầu từ trần. Còn chàng cứ lang thang ở Hà Nội mấy tháng trời, sống cái đời vất vưởng của anh thất nghiệp. Chàng đã biết cái thất vọng của những lúc đợi chờ, cái khổ sở của những đêm không có chỗ trọ, vì trong lúc ấy ở nhà quê có mình bà mẹ trông nom ruộng nương không xuể, và giá thóc hơn, nên không có tiền gửi cho chàng.

Nhưng một hôm rét mướt, một ý nghĩ bỗng nảy ra trong trí, nếu ở đây không đủ sống, tại sao không trở về quê sống cái đời giản dị của người làm ruộng?

Thế là hôm sau, Tân xách khăn gói về. Rồi từ đấy chàng hoàn toàn là một người nhà quê dễ dãi. Mới đầu Tân cũng thấy nhiều sự thiếu thốn khổ sở. Nhưng dần dần chàng nghiệm ra rằng những cái thiếu thốn đó, không phải là những cái cần dùng cho cuộc đời, mà là những cái thừa. Sự cần dùng là ăn với mặc, chàng đã có đủ. Dần dần chàng mới thấy cái đời chàng sống trước ở tỉnh thành là một cuộc đời phức tạp và vô vị, không có nghĩa lý gì. Chỉ việc có ăn ở theo mọi người, nghĩ ngợi theo mọi người, và đi tìm cái vui chốc lát trong những cuộc hành lạc để mua lấy cái chán nản về sau.

Tân tiếc hồi thủa nhỏ không sống ở thôn quê để được gần gũi với cảnh vật. Chàng thích sống bên cạnh những người nhà quê chất phác và mộc mạc. Bấy giờ chàng mới biết đến trời đất, đến thời tiết, đến sự thay đổi của mùa nọ sang mùa kia. Một cơn gió hay một cái mầm cỏ non, đối với chàng đều có ý nghĩa riêng.

Tân không dửng dưng như trước với những cái chung quanh mình. Tâm hồn chàng có liên lạc và rung động cùng với cảnh vật. Chàng có cái cảm giác rằng mình sống...

Buổi chiều, thửa ruộng của Tân đã gặt xong. Cả một cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ. Bọn thợ gặt đều thu xếp liềm hái để trở về. Trên con đường vào làng, các lực điền gánh những gánh lúa vàng nặng trĩu. Mặt trời đã xế phía bên kia đồi. Ở dưới thung lũng, sương mù lạnh trắng xóa lan ra lẫn với làn khói tỏa ở xung quanh các làng. Cỏ bên đường đi đã ướt. "Về phía xa, có ngọn lửa của ai đốt trên sườn rặng núi mờ ở chân trời. Tân với bọn thợ bước đều trở về nhà, ai nấy yên lặng không nói gì, như cùng kính trọng cái thời khắc của một ngày tàn. Trong cái thời khắc này, Tân như thấy cảnh vật đều có một tâm hồn, mà lớp sương mù kia là tâm hồn của đất màu, đã nuôi hạt thóc cần cho sự sống của loài người.

Khi vào đến con đường khuất khúc trong làng, trời nhá nhem tối. Qua hàng rào cây, Tân thấy lấp lánh đèn ở sân các nhà, tiếng néo đập lúa trên cối đá, tiếng hạt thóc bắn vào nia cót như mưa rào. Đâu đâu cũng thấy tiếng cười nói vui vẻ, cảnh đêm trong làng thôn quê vẫn yên lặng âm thầm thì chiều nay hoạt động vô cùng. Mùi lúa thơm vương lại trong các bụi cây hòa lẫn với mùi đầm ấm của phân cỏ, bốc lên khắp cả.

Về đến sân nhà, mọi người ăn xong lại bắt đầu làm việc. Đàn bà vừa đập lúa vừa hát, còn bọn thợ hái ngồi quây quần bên chiếc đèn con nói chuyện. Ai cũng cười đùa tự nhiên. Họ đã tận tâm làm việc suốt ngày. Những lượm lúa vàng sẫm đem đến cho họ cái vui của ngày được mùa, cái hình ảnh của sự no ấm trong đời.

Tân thấy mình cũng sung sướng như họ, chàng thấy tấm lòng mình rộng rãi ra, tâm hồn thân thiết, và yêu mến với cả mọi người.

Sau khi hẹn thưởng cho bọn thợ nồi cơm nếp mới, Tân bước ra ngõ, nhìn xuống dưới đồi. Trên trời, ngàn sao lấp lánh. Gió dưới ruộng đưa lên mùi rạ ướt và hơi sương lạnh. Cả một vùng đêm rộng rãi và bình tĩnh trên cánh đồng yên lặng.

Tân chợt thấy ở chân phía trời xa, cái khoảng ánh sáng mờ của tỉnh thành Hà Nội...

Chàng sung sướng nghĩ đến những ngày đầy đủ của mình ở chốn thôn quê này. Một cuộc đời mới đương chờ đợi chàng...

(Trích truyện ngắn Những ngày mới, Thạch Lam, Dẫn theo Tuyển tập Thạch Lam)

Câu 1: Đoạn trích trên chủ yếu kể về sự kiện gì?

A. Quyết định của Tân khi trở về sống ở thôn quê

B. Cái chán nản của Tân và của cha mẹ chàng khi ở Hà Nội

C. Sự thiếu thốn, khổ sở của Tân khi về sống ở thôn quê

D. Sự thay đổi của Tân khi rời Hà Nội trở về sống ở thôn quê

Câu 2: Câu chuyện được kể trong đoạn trích diễn ra chủ yếu trong không gian nào?

A. Nơi thôn quê thanh bình, yên tĩnh

B. Nơi ánh sáng mờ của tỉnh thành Hà Nội

C. Nơi đồng bằng yên tĩnh, phù sa

D. Nơi cao nguyên hùng vĩ, lộng gió

Câu 3: Ý nghĩ nào thúc đẩy để Tân quyết định trở về thôn quê sống?

A. Chàng đã biết cái thất vọng của những lúc đợi chờ, cái khổ sở của những đêm không có chỗ trọ

B. Trong lúc ấy ở nhà quê, có mình bà mẹ trông nom ruộng nương không xuể, giá thóc lại kém, nên không có tiền gửi cho chàng

C. Nếu ở đây không đủ sống, tại sao không trở về quê sống cái đời giản dị của người làm ruộng

D. Chàng sung sướng nghĩ đến những ngày đầy đủ của mình ở chốn thôn quê này. Một cuộc đời mới đương chờ đợi chàng...

Câu 4: Vì sao Tân lại nghĩ: quãng đời chàng sống trước kia ở tỉnh thành là một cuộc đời phức tạp và vô vị?

A. Vì đó là một cuộc sống chỉ có việc ăn ở theo mọi người, nghĩ ngợi theo mọi người, và đi tìm cái vui chốc lát. 

B. Vì đó là một cuộc sống đầy thị phi, bon chen, đua đòi, vô cùng phức tạp và và đi tìm cái vui chốc lát. 

C. Vì đó là một cuộc sống quá khó khăn, vất vả vì phải bon chen và đi tìm cái vui chốc lát. 

D. Vì đó là một cuộc sống ngột ngạt, bon chen vì danh vọng, địa vị và đi tìm cái vui chốc lát. 

Câu 5: Dòng nào nói lên sự thay đổi của Tân khi trở về thôn quê sống so với cuộc sống trước đây ở Hà Nội:

A. Nhận ra cuộc sống ở quê thật phức tạp và vô vị, không có nghĩa lý gì

B. Nhận ra cái chán nản của mình và của cha mẹ chàng lúc bấy giờ thực đến cực điểm

C. Nhận ra điều cần của cuộc sống, không dửng dưng với cuộc sống, biết rung động với cảnh vật

D. Nhận ra cái khoảng ánh sáng mờ của tỉnh thành Hà Nội luôn ẩn hiện ở phía trời xa

Câu 6…"Khi có nạn kinh tế, chàng mất việc. Cái chán nản của Tân và của cha mẹ chàng lúc bấy giờ thực đến cực điểm. Cha chàng buồn rầu từ trần. Còn chàng cứ lang thang ở Hà Nội mấy tháng trời, sống cái đời vất vưởng của anh thất nghiệp. Chàng đã biết cái thất vọng của những lúc đợi chờ, cái khổ sở của những đêm không có chỗ trọ. Trong lúc ấy ở nhà quê, có mình bà mẹ trông nom ruộng nương không xuể, giá thóc lại kém, nên không có tiền gửi cho chàng”...
Điểm nhìn người kể chuyện trong đoạn trích trên là: 

A. Điểm nhìn bên trong: kể và tả xuyên qua cảm nhận, ý thức nhân vật

B. Điểm nhìn bên ngoài: miêu tả con người, sự vật, kể về những điều nhân vật chưa biết

C. Điểm nhìn không gian: nhìn và miêu tả con người, sự vật từ xa, gần

D. Từ nhiều điểm nhìn khác nhau: gắn với nhiều quan điểm, cách đánh giá về con người, sự vật

Câu 7: … “Tân tiếc hồi thuở nhỏ không sống ở thôn quê để được gần gũi với cảnh vật. Chàng thích sống bên cạnh những người nhà quê chất phác và mộc mạc. Bấy giờ chàng mới biết đến trời đất, đến thời tiết, đến sự thay đổi của mùa nọ sang mùa kia. Một cơn gió hay một cái mầm cỏ non, đối với chàng đều có ý nghĩa riêng”...
Lời người kể chuyện và lời nhân vật trong đoạn trích trên là: 

A. Lời gián tiếp: lời thuật lại lời nói hay nêu lại ý nghĩ của người hoặc nhân vật

B. Lời nửa trực tiếp: lời người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức, giọng điệu của nhân vật

C. Lời độc thoại nội tâm: tái hiện tiếng nói bên trong của nhân vật

D. Lời nhại: mô phỏng quan điểm, ý thức của nhân vật với chủ ý mỉa mai hay bông đùa

Câu 8: Nhận định nào nói lên giọng điệu của người kể chuyện trong đoạn trích:

A. Từ tốn, dân dã, suy tư

B. Chân thực, tự nhiên, hóm hỉnh

C. Bình dị, dí dỏm, buồn bã

D. Cảm xúc, nhẹ nhàng, điềm tĩnh

Câu 9: Theo anh/chị cuộc đời mới đang chờ đợi Tân trong câu kết của truyện là gì? 

A. Cuộc đời đầy hi vọng, nhưng dự báo nhiều trắc trở, chông gai

B. Cuộc đời đầy hi vọng, sẵn sàng đối mặt với sóng gió chốn thôn quê 

C. Cuộc đời đầy hi vọng, mở ra một tương lai tươi sáng tốt đẹp

D. Cuộc đời đầy hi vọng, mở ra cuộc sống thanh nhàn, chỉ có hưởng thụ 

Câu 10: Theo anh/chị, bài học có ý nghĩa nhất đối với thế hệ trẻ hôm nay được rút ra từ câu chuyện trên là:

A. Muốn có một tương lai tươi sáng, cần biết thay đổi và nỗ lực không ngừng

B. Tránh xa cuộc sống ồn ào, náo nhiệt, tận hưởng cuộc sống bình dị, an nhàn

C. Muốn có một tương lai tươi sáng, cần phải tránh xa cuộc sống ồn ào

D. Tận hưởng cuộc sống thanh nhàn nơi thôn quê, đừng ra khỏi vùng an toàn

Câu 11. Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ láy được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 12. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: "Tiếng hải đưa vào gốc lúa xoàn xoạt như tiếng trâu bò ăn cỏ." .

Câu 13. Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 14. Nhận xét tâm trạng của Tân trong đoạn sau: "Tân chú ý đưa cái hải cho nhanh nhẹn, mỗi lần bông lúa rung động chạm vào mặt, vào người, mùi lúa chín thơm lại phảng phất lẫn với mùi rạ ướt mới cắt. Mùi thơm đó làm cho chàng say sưa như men rượu."

Câu 15. Phân tích truyện ngắn “Những ngày mới “ của Thạch Lam/

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn