Gạch dưới những từ ngữ thể hiện phép nói giảm:----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- 24. Nói năng như thế là có phần chưa được thiện chí lăm. Bài 5. Gạch dưới những từ ngữ thể hiện phép nói giảm: Nhưng thần trộm nghĩ, làm cho dân được lợi thì không gì quan trọng hơn nghề nông; mở mang dân trí thì không gì lớn hơn việc giáo hóa. Lại không thể nói công thương không đủ để hung lợi và mở mang trí tuệ! Thần trộm cho rằng: “Công” tất phải học máy móc, việc chế tạo do đó mới có thể phát triển, “Thương” thì hàng hoá xuất nhập khẩu phải được thông suốt, có thể việc buôn bán mới được mở mang. Thần trộm thấy về công nghệ nước ta, thì nghề thủ công chưa được khéo, việc buôn bán thì hàng hóa xuất ra nước ngoài bị cấm, cả công và thương đều chưa có thể mưu cầu lợi ích một cách nhanh chóng. Vậy, triều đình phải dần dần hướng dẫn, lợi dụng cơ hội để mở rộng ra, ngõ hầu làm cho dân chúng không chịu ở yên trong cảnh tạm bợ, được chăng hay chớ; tạo ra thói quen không chịu bó mình trong cảnh an nhàn, khiến cho công thương có cơ hưng thịnh vậy! Thần trộm thấy có điều đáng lo nữa là dân nước ta đông mà đất hoang hóa ở ven biển, ven núi chưa được khai khẩn, vẫn để nguyên như cũ. Bởi vậy, nếu quan ở địa phương bảo trợ họ, cổ vũ họ, thì không cần đợi đốc thúc gắt gao mà dân chúng sẽ nhanh chóng khai hoang vậy. Thần là kẻ bắt đầu học, mới tiến bộ, không biết kiêng dè, nói năng bộc trực trước đấng quân vương, lòng khôn xiết run sợ! (Vương Hữu Phu, Bài văn thi đậu đình nguyên. Theo Đào Tam Tỉnh, Tạp chí Văn hoá Nghệ An, 11 Tháng 8 2011) Bài 6. Thay thế các câu sau thành câu có sử dụng phép nói giảm nói tránh 1. Em hát bài này nghe dở lắm. 2. Mắt của bạn đó bị cận nên phải ngồi gần. 3. Trông bạn dạo này béo quá đấy. 4. Bạn lùn quá không với tới được đâu. 5. Tranh cậu vẽ trông xấu quá. Bài 7. Viết đoạn văn ngắn (Từ 13 đến 16 câu). Trong đó có sử dụng ít nhất 1 phép nói quá, 1 phép nói giảm nói tránh. Gạc chân dưới những câu văn có chứa các biện pháp ấy. |