Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi (mng giúp e câu 4, 5 ạa)(1) Giản dị có vẻ đẹp riêng của nó và quan điểm giản dị cần được hiểu một cách đúng đắn. Giản dị không đồng nghĩa với đơn giản, sơ tài. Vậy giản dị là thế nào? (2) Giản dị là không cầu kỳ không chạy theo xu hướng xã hội mà là sự lựa chọn để đáp ứng vừa đủ nhu cầu của bản thân. Nói đến giản dị, điều tưởng chừng như rất giản đơn và bình thường ấy lại không dễ dàng thực hiện được ở trong thực tế. Ai cũng có thể giản dị từ cách ăn mặc tác phong đến lời nói. Quần áo tuy chưa sang trọng nhưng phẳng tiêu sạch sẽ; đầu tóc gọn gang - đó là vẻ đẹp giản dị trong cách ăn mặc. Đi đứng đàng hoàng, thư thái, ung dung đó là vẻ đẹp giản dị về tác phong. Nói năng đúng nơi, đúng chỗ và đúng mực - đó là đức tính giản dị trong giao tiếp. Ăn uống lịch sự nhã nhặn đó là vẻ đẹp giản dị trong sinh hoạt hàng ngày. (3) Giản dị là không suy nghĩ giản đơn nhưng cũng không phố trương hình thức, không làm qua loa đại khái và không khuếch đại tính cá nhân. Người chọn cho bản thân mình lối sống giản dị thường có hiểu biết, có năng lực thẩm mỹ. Thực tế cho thấy đại đa số các vĩ nhân thường sống gi ản dị, trân trọng lối sống, giản dị. (4) Giản dị, nói thì dễ không thể hiện bằng hành động thật khó. Có người nhìn bề ngoài khá giản dị nhưng nói năng thì ba hoa chích chòe. Có người lại thích thể hiện cái tôi của mình bằng cách "chơi trội" hơn người. Tóc nhuộm xanh đỏ, quần áo bó chật, áo cũn cỡn, móng tay dài nhọn sơn đỏ chót...Họ muốn mọi người chung xung quanh chú ý đến mình và nghĩ rằng điều đó thật tuyệt bởi là "mốt", là "hiện đại"....Không chỉ có thế, một bộ phận thanh thiếu niên chưa làm ra tiền nhưng lại xa vào ăn chơi, đua đòi, tiêu xài lãng phí. Nếu chúng ta hành động như vậy trong khi đa số những người chung quanh mình đang sống giản dị, tiết kiệm thì không phù hợp với đạo đức truyền thống của người Việt Nam. Tất cả những biểu hiện đó trái ngược với lối sống giản dị. (5) Mong các bạn thanh thiếu niên đừng vì quá ham muốn tự hào nhoáng giả tạo bên ngoài mà đánh mất vẻ đẹp, giản dị trong tâm hồn và nhân cách của mình. Xã hội dù có hiện đại văn minh đến đâu thì sự giản dị trong cuộc sống vẫn mãi là vẻ đẹp cao quý của phẩm giá con người. (Theo: Nguyễn Văn Hải, Báo Nhân dân, ngày 20/5/2000) 1. Chỉ ra thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản. 2. Vấn đề được bàn bạc trong văn bản trên là gì? 3. Chỉ rõ các luận điểm, luận cứ trong văn bản trên 4. Các đoạn văn 1,2,3,4 có nội dung và vai trò cụ thể như thế nào trong văn bản. 5. Phân tích tính mạch lạc của văn bản mng giúp e câu 4, 5 ạa |