phong | Chat Online
18/04 08:58:33

Vì sao cô giáo yêu cầu các em vẽ tranh? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? Nếu là em, em sẽ biết ơn những gì?


I. Trắc nghiệm:                                            BÀN TAY
Trong ngày Lễ Tạ ơn, một cố giáo dạy lớp Một nọ đã yêu cầu học sinh vẽ một bức tranh về những gì mà các em thấy biết ơn. Cô muốn biết những đứa trẻ nghèo khổ này thật sự biết ơn những gì. Cô đoán phần lớn học sinh của cô vẽ bức tranh về gà tây hoặc những chiếc bàn đầy ắp thức ăn. Thế nhưng cô vô cùng ngạc nhiên khi thấy bức tranh của Đu – glát với hình một bàn tay được vẽ một cách ngây ngô đơn giản. Tại sao Đu – glát vẽ bàn tay? Và đây là bàn tay của ai? Cả lớp đều bị thu hút bởi bức tranh của Đu – glát.
`        - Tớ nghĩ chắc hẳn là bàn tay của Thượng Đế, người đã mang đến thức ăn cho chúng ta. – Một cậu bé nói.
- Đó là bàn tay của một người nông dân. – Cậu bé khác lên tiếng. – Bởi vì ông ta nuôi gà tây.
Cuối cùng, khi những học sinh khác đang tập trung làm bài, cô giáo cúi xuống bàn của Đu – glát và hỏi cậu bé bàn tay đó là của ai. – Đó chính là bàn tay của cô, thưa cô. – Cậu bé thì thầm. Điều nay gợi cô nhớ lại rằng trong những giờ giải lao, cô vẫn thường nắm tay Đu – glát. Cô thường làm như thế với những học sinh khác. Nhưng với Đu – glát, một đứa bé cô độc và ít nói, điều này lại có ý nghĩa vô cùng. Có lẽ đây chính là lẽ Tạ ơn dành cho tất cả mọi người, không phải cho những vật chất chúng ta nhận được, mà cho những điều, dù rất nhỏ nhoi, khi chúng ta trao tặng cho người khác.    
Câu 1: Vì sao cô giáo yêu cầu các em vẽ tranh ?
a.  Để xem các em thật sự biết ơn những gì mà các em thấy biết ơn.                 
b. Để mang những bức tranh ấy đi thi.
c. Để dạy vẽ cho các em.
Câu 2: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
Câu 3: Nếu là em, em sẽ biết ơn những gì?
Câu 4: Trong câu: “ Bức tranh của Đu- glát không giống như bức tranh của các bạn khác.” Có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A.   So sánh                   B. Nhân hóa                        C. Điệp từ               D. Đảo ngữ.
Câu 5: Tìm đại từ có trong câu sau: “  Tớ nghĩ chắc hẳn là bàn tay của Thượng Đế, người đã mang đến thức ăn cho chúng ta.”  ……………………………………………………………..
Câu 6: Từ “tay” ghép với từ nào dưới đây để được từ mang nghĩa chuyển?
A. búp măng                                B. áo                             C. chân                         D. đau
Câu 7: Chủ ngữ trong câu “Trong những giờ giải lao, cô vẫn thường nắm tay Đu – glát.” Là:
……………………………………………………………………………………………………
Câu 8: Các câu trong đoạn văn sau liên kết với nhau bằng cách nào?
      Cô đoán phần lớn học sinh của cô vẽ bức tranh về gà tây hoặc những chiếc bàn đầy ắp thức ăn. Thế nhưng cô vô cùng ngạc nhiên khi thấy bức tranh của Đu – glát với hình một bàn tay được vẽ một cách ngây ngô đơn giản.
     A. Phép lặp                      B. Phép thế                      C. Phép nối               D. Cả A và C
II. Tự luận: (6,0đ)
Câu 9:  (2,0đ)
a) Hãy xếp các từ sau thành hai nhóm: Từ láy, từ ghép:
   tươi tắn, vui buồn, vui vẻ, bức tranh, ngây ngô, ngây thơ, lặng lẽ, thung lũng, tươi tốt, ấm áp.
b) Xác định thành phần cấu tạo của câu sau và cho biết câu đó là loại câu gì?
      Trong ngày Lễ Tạ ơn, một cô giáo dạy lớp Một nọ đã yêu cầu học sinh vẽ một bức tranh về những gì mà các em thấy biết ơn.
c) Hãy nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu ở phần (b).
Câu 10: Hãy viết bài văn tả một đồ dùng trong nhà em.
 
Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn