Nguyên nhân tự nhiên làm suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta làCâu 1: Nguyên nhân tự nhiên làm suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta là A. du canh, du cư. B. đốt rừng làm rẫy. C. ô nhiễm môi trường. D. hạn hán, cháy rừng. Câu 2: Suy giảm về hệ sinh thái rừng được thể hiện ở A. suy giảm động vật hoang dã quý hiếm. B. nhiều sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. C. các nguồn gen quí hiếm bị suy giảm. D. chỉ còn chủ yếu là các rừng thứ sinh. Câu 3: Hệ sinh thái tự nhiên trên cạn phổ biến nhất ở nước ta là A. trảng cỏ, cây bụi. B. rừng ôn đới núi cao. C. rừng mưa nhiệt đới. D. rừng cận nhiệt đới. Câu 4: Hoạt động nào sau đây của con người đã làm suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta? A. trồng cây, phủ xanh đồi trọc. B. làm thủy lợi trong nông nghiệp. C. đốt rừng làm nương rẫy. D. bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên. Câu 5: Các hệ sinh thái tự nhiên nước ngọt của nước ta thường phân bố ở A. các cánh rừng ven biển. B. các rạn san hô, hải đảo. C. các đầm phá ven biển. D. sông, suối, hồ, ao, đầm. Câu 6: Sự phong phú về thành phần loài sinh vật đã tọa nên sự đa dạng về A. số lượng cá thể sinh vật. B. hệ sinh thái tự nhiên. C. các hệ sinh thái nhân tạo. D. nguồn gen di truyền. Câu 7: Hệ sinh thái rừng trồng thuộc nhóm các hệ sinh thái A. dưới nước. B. nhân tạo C. trên cạn. D. trên biển. Câu 8: Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở được gọi là A. vùng đặc quyền kinh tế. B. Thềm lục địa. C. vùng tiếp giáp lãnh hải. D. lãnh hải. Câu 9: Các hệ sinh thái nhân tạo ở nước ta được hình thành do A. hoạt động sản xuất của con người. B. có nhiều hệ sinh thái dưới nước. C. có nhiều kiểu hệ sinh thái rừng. D. thành phần loài phong phú. Câu 10: Thiên tai nào sau đây thường xảy ra trên vùng biển nước ta? A. Ngập lụt. B. Áp thấp nhiệt đới. C. Hạn hán. D. Lũ ống, lũ quét. Câu 11: Chế độ thủy triều điển hình trên vùng biển vịnh Bắc Bộ là A. bán nhật triều. B. nhật triều không đều. C. nhật triều đều. D. bán nhật triều không đều. Câu 12: Quốc gia nào sau đây vừa giáp biển vừa giáp đất liền với Việt Nam? A. Thái Lan. B. Ma-lai-xi-a. C. Bru-nây. D. Cam-pu-chia. Câu 13: Thềm lục địa ở phía bắc và phía nam nước ta A. nông và bằng phẳng. B. hẹp và bằng phẳng. C. bằng phẳng và sâu. D. nông và rất hẹp. Câu 14: Chế độ thủy triều điển hình trên vùng biển vịnh Bắc Bộ là A. bán nhật triều. B. nhật triều không đều. C. nhật triều đều. D. bán nhật triều không đều. Câu 15: Quốc gia nào sau đây có chung Biển Đông với Việt Nam? A. Đông Ti-mo. B. Mi-an-ma. C. Bru-nây. D. Nhật Bản. Câu 16: Phía bên trong đường cơ sở được gọi là A. vùng nội thủy. B. Thềm lục địa. C. vùng tiếp giáp lãnh hải. D. lãnh hải. Câu 17. Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng của các đảo và quần đảo ở nước ta là A. hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển. B. cơ sở để khai thác các nguồn lợi thủy sản. C. tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân. D. cơ sở khẳng định chủ quyền trên biển đảo. Câu 18: Thềm lục địa ở miền Trung nước ta A. nông và bằng phẳng. B. hẹp và bằng phẳng. C. bằng phẳng và sâu. D. nông và rất hẹp. |