Uyên Hoàng | Chat Online
01/05 21:31:35

Đơn vị của tốc độ là


I.Trắc nghiệm

Câu 1.  Đơn vị của tốc độ là:

A. m.h            B. km/h              C. m.s                    D. s/km

Câu 2. Đơn vị của tốc độ phụ thuộc vào:

A.   đơn vị đo chiều dài.

B.    đơn vị đo thời gian.

C.    đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian.

D.   Các yếu tố khác.

Câu 3 : Các phương tiện tham gia giao thông như ô tô, xe máy,… dùng dụng cụ nào để đo tốc độ?

A. Thước         B. Tốc kế               C. Nhiệt kế                  D. Đồng hồ

Câu 4. Từ đồ thị quãng đường thời gian không thể xác định được thông tin nào dưới đây:

A. Thời gian chuyển động   B. Tốc độ chuyển động   C. Quãng đường đi được D.Hướng chuyển động

Câu 5. Đại lượng nào đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động?

A. Quãng đường.

B. Thời gian.

C. Tốc độ.

D. Nhiệt độ.

Câu 6 : Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ với tốc độ lưu hành 60 km/h là bao nhiêu?

A.35 m                 B.55 m                  C.70 m                  D.100 m

Câu 7 .Trong các đơn vị sau đây đơn vị nào là đơn vị tần số dao động?

A. m/s.        B. Hz.         C. mm.        D. kg.

Câu 8 . Những vật hấp thụ âm tốt là vật….

A. có bề mặt nhẵn, cứng.            B. sáng, phẳng.  C. phản xạ âm kém.             D. phản xạ âm tốt

Câu 9. Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là đúng khi nói về tần số của dao động?

A. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 5 giây.

B. Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giây.

C. Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giờ.

D. Tần số là số dao động vật thực hiện trong một ngày.

Câu 10 Khái niệm nào về biên độ dao động là đúng?

A. Biên độ dao động là khoảng cách giữa hai vị trí gần nhau nhất.

B. Biên độ dao động là khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất.

C. Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí xa nhất của dao động.

D. Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí gần nhất của chuyển động.

Câu 11. Âm nghe thấy càng cao khi

A. tần số càng lớn.                   B. tần số càng nhỏ.

C. tần số không đổi.                 D. tần số lúc tăng, lúc giảm.

Câu 12. Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Độ cao của âm.                   B. Tần số dao động âm.

C. Biên độ dao động.                         D. Cả A và B.

Câu 13.Tần số vỗ cánh của một số loại côn trùng khi bay như sau: ruồi khoảng 350 Hz, ong khoảng 440Hz, muỗi khoảng 600 Hz. Âm do côn trùng nào phát ra trầm nhất?

A. Ruồi.      B. Ong.       C. Muỗi.     D. Chưa so sánh được.

Câu 14. Một vật thực hiện 180 dao động trong 30 giây. Tính tần số dao động của vật.

A. 6 Hz.

B. 180 Hz.

C. 30 Hz.

D. 0,6 Hz.

Câu 15. Trong 15s, một vật thực hiện được 30 dao động thì tần số dao động của vật đó là:

A. 0,5 m.

B. 2 m.

C. 2 Hz.

D. 0,5 Hz.

Câu 16 . Khi ở vị trí cân bằng, kim nam châm luôn chỉ hướng:

A. Đông – Bắc           B. Bắc – Nam                 C. Tây – Nam       D. Đông - Nam

Câu 17. Trong bệnh viện, các bác sĩ muốn lấy các mạt sắt nhỏ ra khỏi mắt bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào?

A. Kính lúp                  B. Panh             C. Nam châm.                D. Kim tiêm

Câu 18.Nam chân có thể hút vật nào dưới đây?

A. Nhựa                     B. Đồng                   C. Gỗ                D. Thép

Câu 19 : Để xác định cực từ của một thanh nam châm, dùng một kim nam châm bố trí thí nghiệm như hình vẽ. Dựa vào thí nghiệm các cực của thanh nam châm là:

A.Đầu A của thanh nam châm là cực Nam, đầu B là cực Bắc.

B.Đầu B của thanh nam châm là cực Nam, đầu A là cực Nam.

C.Đầu B của thanh nam châm là cực Bắc, đầu A là cực Nam.

D. Đầu A của thanh nam châm là cực Bắc, đầu B là cực Nam.

Câu 20 . Trong những trường hợp dưới đây, hiện tượng nào ứng dụng phản xạ âm?

A. Xác định độ sâu của đáy biển. B. Nói chuyện qua điện thoại.

C.  Nói trong phòng thu âm qua hệ thống loa.  D. Nói trong hội trường thông qua hệ thống loa.

Câu 21.Trong những vật sau đây: Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương, tấm kim loại, áo len, cao su xốp, mặt đá hoa, tường gạch. Vật phản xạ âm tốt là:

    A. miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương.                       B. tấm kim loại, áo len, cao su.

    C. mặt gương, tấm kim loại, mặt đá hoa, tường gạch.   D. miếng xốp, ghế nệm mút, cao su xốp.

Câu 22 . Vật dao động càng mạnh thì

A. tần số dao động càng lớn.     B. số dao động thực hiện được càng nhiều.

C. biên độ dao động càng lớn.   D. tần số dao động càng nhỏ.

Câu 23.  Chọn phát biểu đúng.

A. Vật dao động càng mạnh thì âm phát ra càng to. B. Vật dao động càng mạnh thì âm phát ra càng cao.

C. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng to. D. Vật dao động càng chậm thì âm phát ra càng nhỏ.

<!--[if gte vml 1]> <!--[endif]-->Câu 24 : Hai nam châm được đặt như sau:

 

 

 

Thanh nam châm (2) lơ lửng ở trên thanh nam châm (1) là do:

 

A.Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau

 

B.Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau

 

C.Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau

 

D.Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau

Bài tập đã có 3 trả lời, xem 3 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn